Nội dung về chủ nghĩa xã hội a Những giá trị tích cực

Một phần của tài liệu TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI (Trang 47 - 50)

II Chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ XIX ở Anh 1.Tình hình nước Anh

3. Nội dung về chủ nghĩa xã hội a Những giá trị tích cực

a. Những giá trị tích cực

- Nội dung nổi bật trong hệ thống lý luận của Ôoen là quan niệm của ông về bản tính con người. Theo ông, tính cách con người được hình thành được hình thành thông qua tác động qua lại giữ con người và môi trường bên ngoài. Ông cho rằng, quan niệm đó không chỉ vạch ra con đường khám phá bản tính con người mà còn là chân lý vĩ đại soi sáng con đường xây dựng xã hội mới hợp với lý trí. Khi phê phán chế độ tư bản cũng như khi cố gắng vạch ra những đường nét trong bức tranh về xã hội tương lai… Ôoen đều xuất phát từ quan niệm của mình về bản tính con người.

- Ôoen vạch rõ ý nghĩa tích cực và hậu quả tiêu cực của sự phát triển công nghiệp. Ông viết: “Động cơ chạy bằng hơi nước và máy xe sợi đã làm tăng khả năng của con người lên một mức độ rất cao. Nhờ sử dụng chúng mà các lực lượng sản xuất trong dân chúng trên đảo chúng ta, hay nói cách khác là những tư liệu để sáng tạo ra của cải, trong vòng nữa thế kỷ đã tăng lên hơn hơn 20 lần, ấy là chưa nói đến sự tăng lên của cải ở các nước khác”. Và “cùng với vô số những hoàn thiện về cơ khí do động cơ chạy bằng nước và máy xe sợi đem lại, hàng loạt những tai họa cũng đã giáng xuống xã hội.

minh đó. Của cải được tích lũy lại trong tay một số người, nhờ những của cải đó, họ lại tiếp tục thu về những của cải do lao động của nhiều người khác làm ra. Như vậy là đám quần chúng trở thành nô lệ phụ thuộc vào sự ngu muội và tùy hứng của những kẻ độc quyền”.

Ôoen cho rằng lực lượng vật chất đang chín muồi trong lòng xã hội, cuối cùng, sẽ dẫn đến sự thay đổi xã hội và sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật sẽ là một trong những nét nổi bật nhất của xã hội tương lai. Ông cũng cho rằng, vai trò có lợi, tác dụng giải phóng con người của máy móc chỉ có thể phát huy khi sự tiến bộ về kinh tế phục vụ cho một tiêu hợp - lý hạnh phúc của nhân loại cần lao.

Ôoen lên án và phủ nhận chế độ tư hữu. Ông viết “chế độ tư hữu đã và đang là nguyên nhân của vô số tội phạm và tai họa mà con người phải chịu đựng”

Theo Ôoen, chế độ tư hữu đã làm cho những người sở hữu tài sản trở thành ngu nguội, ích kỷ. Họ bình thản và thờ ơ trước cái chết của hàng ngàn người vì thiếu công ăn việc làm. Chế độ tư hữu đã biến những kẻ giàu có thành động vật hai chân và bó hẹp bởi ý thức tình cảm của con người trong phạm vi những lợi ích riêng tư với những lo toan vụn vặt. Nó làm cho con người cách xa nhau, thù hận nhau, tàn sát chém giết nhau. Nó là nguyên nhân gây ra mọi sự lừa đảo, gian lận, nạn mại dâm các tệ nạn xã hội khác.

Khác với Xanh Ximông và Phuriê không nêu lên được tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu. Ôoen có thái độ nhất quán khẳng định sự cần thiết phải xóa bỏ chế độ tư hữu. Tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu của Ôoen gắn liền với tư tưởng của ông phê phán chế độ hôn nhân tư sản và tổ chức giáo hội. Hôn nhân tư sản dựa trên sự tính toán theo lối trục lợi về kinh tế mang tính đồi trụy về đạo đức. Còn nhà thờ thì truyền bá học thuyết sai lầm, gieo rắc niềm tin mù quáng nên đã làm bại hoại đạo đức và nhân cách của con người.

Ôoen xem chế độ tư hữu, hôn nhân tư sản và tôn trọng là ba ác nhân, biến toàn thế giới thành sân khấu cạnh tranh nhằm chiếm đoạt của cải và quyền lực. đó là ba trở lực mà ông tuyên bố phải gạt bỏ trên con đường thực hiện lý tưởng về một xã hội mới .

- Để xây dựng xã hội mới đó, theo quan niệm của Ôoen, phải chế độ tư hữu bằng chế độ công hữu. Trong xã hội mới, từ người có địa vị cao nhất đến ở ví trí thấp nhất điều có thể bảo đảm được mọi nhu cầu cần thiết và hạnh phúc của mình; mọi người điều được hưởng thụ một nền giáo dục tốt; sẽ không còn những cuộc hôn nhân dựa trên sự tính toán tiền của; sẽ không còn những trẻ em hư, những hành động thô bạo trong quan hệ giữa người với người; sẽ không còn mâu thuận đối kháng về lợi ích của các dân tộc.

Ôoen coi việc thủ tiêu sự khác nhau về đẳng cấp và giai cấp do con người xa rời những quy luật tự nhiên là điều kiện cần thiết của sự bình đẳng xã hội. Theo ông sự phân chia theo trình độ xã hội hợp lý và tự nhiên chỉ là sự phân chia trình độ nắm được kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân theo mọi lứa tuổi được nhận công việc hoàn toàn phù hợp với khả năng và sức lực của nó, không ai được ngoại lệ, không một ai được đặc quyền.

Ôoen xem công xã lao động là tổ chức cơ sở của xã hội mới ở đó các thành viên sẽ sống như trong một gia đình, nghĩa là “mỗi thành viên sẽ hợp tác với các thành viên khác” nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công xã được xây dựng trên cơ sở lao động tập thể, cộng đồng sở hữu bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa tất cả các thành viên trong công xã. Lợi ích chung của công xã gắn bó mọi người lao động với nhau và từ đó đem lại cho họ động lực mới đẻ làm ra nhiều của cải. Đó là con đường khắc phục tình trạng cải cọ, xung đột thường xuyên nhằm tranh giành của cải giữa những người lao động.

Khác với hiệp hội của Phuriê, công xã lao động của Ôoen là một tổ chức lao động “mở”, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của những quan hệ hợp tác mang tính liên hiệp giữa các thành viên trong từng công xã trong quá trình sản xuất. Liên hiệp các công xã sẽ là một tổ chức hoàn toàn mới của xã hội loài người với tất cả các tính ưu diệt của nó. Sự liên kết thành công xã lớn sẽ tiết kiệm được thời gian lao động, vốn trong sản xuất và chi phí phân phối của cải, trong việc quản lý địa phương.

- Ôoen cho rằng chỉ có thể chuyển sang chế độ xã hội mới bằng con đường hòa bình, rằng “sự biến đổi đó sẽ xảy ra mà không phải dùng đến bạo lực, không đổ máu”.

thời gần như trong tất cả các dân tộc có văn hóa rồi lan nhanh đến tất cả các dân tộc khác và không gặp phải sự chống đối nào. Ôoen đặt nhiều hy vọng vào sự thức tỉnh của các chính phủ đang cầm quyền. Ông chủ trương thuyết phục để các chính phủ đó từ bỏ con đường lầm lạc và tạo mọi điều kiện thuận lợi để ông thực hiện những cải cách của mình

b. Những điểm hạn chế trong tư tưởng của Ôoen

Mặc dù có tư tưởng nhân đạo sâu sắc song Ôoen cương quyết bác bỏ việc sử dụng cách mạng và đấu tranh giai cấp làm phương tiện cải tạo những quan hệ xã hội và không nhận thức được vai trò của giai cấp công nhân. Ông đặt hy vọng vào giai cấp thống trị và những người trí thức sẽ đóng góp vào việc sáng tạo ra xã hội “hợp lý” tương lai.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w