Nội dung tư tưởng Grắccơ Babớp a Tác phẩm chủ yếu

Một phần của tài liệu TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI (Trang 32 - 34)

VII. Grắccơ Babớp

2. Nội dung tư tưởng Grắccơ Babớp a Tác phẩm chủ yếu

a. Tác phẩm chủ yếu

Trong thời kỳ hoạt động cách mạng G.Babớp đã viết một số tác phẩm trong đó chứa đựng nhiều tư tưởng cộng sản không tưởng đặc sắc như:

- Danh bạ cố định - Sự bình đẳng hoàn mỹ

- Một số thứ (trong đó có thư gởi cho vợ và con) - Tuyên ngôn của những người bình dân.

b. Những giá trị tích cực

Một là, chúng ta có thể nói, đây là lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng xã hội chủ

nghĩa cận đại, một trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã đặt vấn đề chủ nghĩa xã hội thành phong trào cách mạng thực tiễn. Để thực hiện đều đó, chính G.Babớp đã tổ chức ra “Hội những nhà cách mạng”. Hệ thống tổ chức cơ sở Hội này có trong công nhân và quyền, đội. Ông cũng cho xuất bản 2 tạp chí Diễn đàn nhân dân và Người khai sáng để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và đã cho ra một văn kiện lớn Tuyên ngôn nhân dân. Tuyên ngôn nhân dân là một cương lĩnh hành động thực tiễn với những biện pháp cụ thể như:

- Sản xuất phân phối bánh mỳ cho nhân dân

- Nắm giữ và chia nhỏ nhà ở của bọn nhà giàu cho nhân dân - Chiếm kho bạc, bưu điện, kho tàng.

- Trả lại cho nhân dân những đồ vật bị cầm cố

- Tịch thu các nhà của bộ trưởng phân phối cho nhân dân - Dùng bàn tay sắt để chống lại kẻ thù.

Hai là, về hoạt động lý luận

Cũng như những nhà cộng sản chủ nghĩa bình quân ở Pháp thế kỷ XVIII, G.Babớp dựa trên cơ sở “Lý thuyết về quyền bình đẳng tự nhiên”, xuất phát từ bản chất của con người. Song khác với các vị tiền bối, G.Babớp không lẫn lộn trạng thái tự nhiên sơ khai với quyền tự nhiên không phải là sự hoài cổ, mà là kết quả của con người rút ra từ kinh nghiệm đã trải qua. Ông viết: “Không có suy tư và kinh nghiệm cay đắng loài người không thể rút ra kết luận gì về quyền tự nhiên của con người”. Theo G.Babớp, những phương pháp để thực hiện quyền bình đẳng tự nhiên là phổ cập giáo dục và đấu tranh. Luận điểm đấu tranh của G.Babớp tương tự như của Miliê Mabli, chúng ta có thể coi đó như là nét chấm phá sơ của lý luận về đấu tranh giai cấp. G.Babớp cho rằng: “Cuộc chiến tranh giữa bình dân và quý tộc, giữa người nghèo và kẻ giàu không chỉ phải bắt đầu khi nó được công khai tuyên bố, mà nó bắt đầu cùng với sự xuất hiện thể chế đem lại mọi của cải cho một số người này và tước đoạt tất cả của cải của những người khác”. Cuộc nổi dậy của những người bị áp bức chống những kẻ đi áp bức thường bùng nổ khi nào đa số bị dồn đến tình trạng không chịu đựng được. Có thể nói đây là mầm mống đầu tiên của tư tưởng về “tình thế cách mạng”. Cuộc cách mạng mới ấy sẽ xảy ra khi các tệ nạn xã hội phát triển đến đỉnh cao của nó. Quan điểm về xã hội cộng sản của G.Babớp là mọi người có cuốc sống hạnh phúc, tất cả mọi người đều sung túc, được học hành, bình đẳng, tự do, hạnh phúc và chỉ khi nào mọi người có hạnh phúc thì mỗi người mới có hạnh phúc.

Về kinh tế: Xã hội cộng sản theo G.Babớp là một công xã lớn gồm những công dân muốn cùng làm việc theo nguên tắc cộng sản và cùng nhau hưởng thụ những

vừa là quá trình tự nguyện hiến của cải của mọi người công dân. Phái C.Babớp kêu gọi “các công dân có lòng tốt hãy góp phần vào thành công của cải tạo xã hội bằng tự nguyện hiến tài sản của mình cho công xã”. Xã hội cộng sản chủ nghĩa thủ tiêu quyền thừa kế tài sản, tất cả các tài sản tư nhân sẽ chuyển thành tài sản công xã khi người sở hữu tài sản ấy qua đời.

Theo dự án của G.Babớp, nền kinh tế trong xã hội cộng sản được tổ chức một cách tập trung, thống nhất trên cơ sở bình đẳng cùng với việc nhà nước tính toán nhu cầu xã hội đề xác định xem sản xuất và tiêu thụ như thế nào là hợp lý. G.Babớp cũng đã đề cập đến việc đưa máy móc và áp dụng các phương pháp làm giảm nhẹ những công việc nặng nhọc cho người lao động.

Xã hội cộng sản là xã hội mọi người đều lao động bình đẳng, phân phối theo số lượng và chất lượng, đồng thời chú ý thỏa mản nhu cầu của mỗi thành viên theo phương châm “phân phối theo sự phải chăng, chân thật”.

Về chính trị: xã hội trong dự án của C.Babớp là xã hội còn nhà nước và nhà nước do cách mạng lập ra. Đó là hình thức “chuyên chính cách mạng của những người lao động được coi là điều kiện chính trị cần thiết để tiến hành công cuộc cải tạo xã hội”. Phái G.Babớp quy định: “Những người không lao động có ích cho xã hội thì không được hưởng bất cứ quyền lợi chính trị nào”. Lao động có ích là lao động trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, hàng hải, cơ khí, giao thông vận tải, quân sự giáo dục và hoạt động khoa học…lao động chân tay là tiêu chuẩn số một để có quyền lợi chính trị. Lao động trí óc phải được chứng minh thật sự là có ích cho Tổ quốc. Đó là quan niệm của phái G.Babớp về những người lao động có ích và quan niệm về chuyên chính của những người lao động có ích và quan niệm về chuyên chính của những người lao động.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w