Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Ph.Morenli a Tác phẩm chủ yếu.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI (Trang 25 - 27)

V. Phrăngxoa Morenli 1 Tóm tắt tiểu sử

2.Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Ph.Morenli a Tác phẩm chủ yếu.

a. Tác phẩm chủ yếu.

Bộ luật tự nhiên có lẽ là tác phẩm lớn và duy nhất của Ph.Morenli. Tác phẩm này được xuất bản ở Amxtécđam (Hà Lan) vào năm 1755 và đến 1841 được tái bản với tên tác giả Ph.Morenli.

b. Những giá trị tích cực

Trong Bộ luật tự nhiên, Ph.Morenli đã vạch ra quy luật phát triển tự nhiên của loài người từ xã hội cộng đồng nguyên thủy (thiên đường nguyên thủy), ở đó con người sống theo bản năng đến xã hội dựa trên cơ sở chế độ tư hữu, ở đó con người sống với tất cả những tội ác và bất công, cuối cùng sẽ đi tới xã hội cộng đồng văn minh, ở đó con người đã ý thứ được tính ưu việt của xã hội cộng đồng – mang tính tự giác. Đó là cơ sở lý thuyết của Ph. Morenli, lý thuyết về bình đẳng tự nhiên.

Ph. Morenli cho rằng đã có một chế độ xã hội phù hợp với bản chất tự nhiên của con người nói chung. Ở giai đoạn đầu con người đã sống trong trạng thái tự nhiên của mình – trạng thái cộng đồng tài sản, rằng đương thời vẫn còn nhiều bộ tộc ở bắc Mỹ sống trong trạng thái tự nhiên ấy.

Về sau, do thiếu lý trí con người đã không ý thức được cuộc sống trong xã hội cộng đồng, cũng không biết cách tổ chức xã hội như thế nào cho tốt hơn nên dần dần ra khỏi “Thiên đường nguyên thủy”, “Chủ nghĩa cộng đồng nguyên thủy” một xã hội phù hợp bản chất tự nhiên của con người, do đó đánh mất “sự vô tội nguyên thủy” của mình. Chế độ tư hữu ra đời lan rộng đã làm tiêu tan những luật lệ xa xưa, những quan hệ bình đẳng tự nhiên, sự gắn bó bởi tình yêu và những quan hệ thân thiết của “thời đại hoàng kim” của loài người. Chế độ tư hữu đem đến cho loài người những bất công,

Ông cũng chỉ ra rằng, sau những đau khổ, bằng những kinh nghiệm đắng cay, con người dần dần tỉnh ngộ. Họ nhận thức lại tính ưu việt của chế độ cộng đồng nguyên thủy mơ tưởng trở về với chế độ ấy. Sự thức tỉnh ấy thể hiện khuyanh hướng về một “cộng đồng đã được ý thức, cộng đồng tự giác” chứ không phải cộng đồng mang tính bản năng như khi loài người mới xuất hiện.

Trong Bộ luật tự nhiên, Ph.Morenli đã nêu bật tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu. Bởi vì, theo ông, chế độ tư hữu là nguyên nhân của mợi bất công, của mọi tội ác. Ông viết: Tôi nghĩ rằng, không ai chống lại tính chất hiển nhiên của nguyên lý sau đây: “Ở nơi không có quyền tư hữu nào thì ở đó không thể có một hậu quả nguy hại nào của nó…Trong bất cứ xã hội nào, mọi quyền tư hữu về những của cải được phân chia đều là nguồn gốc của tai họa tầy trời”.

Ông khẳng định, ở hầu hết các dân tộc đều đã ý thức được, hoặc hiện nay vẫn còn có quan niệm về “thời đại hòang kim”, thời đại mà chế độ công hữu ngự trị. Tiếp đó, nhiều thế kỷ con người đã không ý thức được tính chất tốt đẹp của chế độ công hữu, do đó đã làm hỏng chế độ ấy. Sự hư hỏng của chế độ ấy cùng với sự ra đời của chế độ tư hữu đã gây ra trạng thái dã man. Khi các dân tộc đã mệt mỏi vì nhũng tội ác của bản thân mình thì lẽ nào họ lại không căm ghét chế độ tư hữu. Con người tỉnh ngộ tìm cách tiến gần tới chế độ công hữu bằng cách ngày càng hoàn thiện các luật lệ phù hợp với “bản chất tự nhiên của con người”.

Trong Bộ luật tự nhiên, Ph.Morenli chỉ ra rằng, xã hội tương lai có nét nổi bật nhất là chế độ công hữu. Trên cơ sở chế đôk công hữu mỗi người đều được đảm nhiệm một công việc của xã hội tùy thuộc vào sức lực, khả năng của mình và đều được xã hội chăm sóc.

Đó là một xã hội sống bình đẳng, có luật pháp. Trong Bộ luật tự nhiên, Ph.Morenli đã đề cập đến luật phân phối, luật ruộng đất, luật quy hoạch thành phố, luật trật tự chung, luật cấm xa xỉ. luật cai trị, luật hôn nhân, luật giáo dục, luật hoạt động khoa học v.v…

c. Những hạn chế của Ph.Morenli

Ph.Morenli chỉ mới nêu ra được một sơ đồ cứng nhắc về việc xây dựng một xã hội mới chứ chưa đề ra được một chương trình với những nhiệm vụ mang tính hiện thực để cải tạo xã hội hiện thời thành xã hội mà ông mơ ước, vì ông chưa tìm ra được mối

liên hệ giữa các xã hội ấy. Cũng như nhiều xã hội chủ nghĩa không tưởng Ph.Morenli cũng là duy tâm trong lĩnh vực xã hội. Ông cho rằng muốn xóa bỏ chế độ đương thời thì chỉ cần làm cho mọi người, trước hết là nhũng kẻ cầm quyền biết điều và có học thức, có đạo đức; hoặc bằng cách thay đổi các luật lệ sao cho ngày càng phù hợp với bản chất tự nhiên của con người.

Ph.Morenli đã đóng góp những quan điểm chính trị tiến bộ, có giá trị nhân văn và thức tỉnh quần chúng lao động trong quá trình vươn tới một cuộc sống ngày càng hoàn thiện hơn về mọi lĩnh vực. Những quan điểm ấy góp phần hợp thành dòng chảy chung của lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Và ông thể hiện rõ dũng khí của mình khi tuyên bố: “Tôi không có tham vọng táo bạo muốn cải tạo loài người, nhưng tôi có đủ dũng khí để nói lên sự thật, không bối rối trước những tiếng la hét của nhũng kẻ sợ sự thật vì lừa dối loài người hoặc để loài người bị những điều lầm lạc chi phối là điều có lợi cho những kẻ đó”.

d. Nguyên nhân hạn chế

Những hạn chế trên đây là những hạn chế có tính lịch sử, không thể tránh

khỏi.Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế có tính chất lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ.

VI. G.Babriem Bunnơ Mabli (1709-1785)1. Tóm tắt tiểu sử của G.Mabli 1. Tóm tắt tiểu sử của G.Mabli

Mabli sinh ra trong một gia đình quý tộc, được học hành đầy đủ và có các điều kiện để vươn tới những nấc thang danh vọng cao. Ông học trong một chủng viện ở Pari. Ra trường ông nhận chức vụ viện trưởng nhưng ông lại từ bỏ cuộc đời tôn giáo mà đi vào nghiên lịch sử và chính trị. Trong vòng 50 năm ông viết và cho xuất bản khoảng 30 cuốn sách.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI (Trang 25 - 27)