Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI (Trang 34 - 37)

VII. Grắccơ Babớp

d.Nguyên nhân của hạn chế

Trong điều kiện kinh tế - xã hội như vậy, lý luận về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa

cộng sản chưa thể chín muồi.

Giai cấp công nhân hiện đại chưa hình thành với tư cách là một giai cấp đã trưởng

thành với những đặc điểm ưu việt riêng có; cuộc đấu tranh của giai cấp còn ở trình độ thấp.

* NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở PHÁP VÀ ANH ĐẦU XIXI. Chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế k đầu thế kỉ XIX ở Pháp I. Chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế k đầu thế kỉ XIX ở Pháp

1. Tình hình nước Pháp đầu thế kỷ XIX

Đây là thời kỳ nước Pháp có nhiều biến động kinh tế - xã hội, tạo nên sự chuyển biến lớn trong ý thức của tư tưởng xã hội. Sau đây là nét tiêu biểu:

Tháng 7-1794 sau khi lật đổ phái Giacôbanh, bọn tư sản muốn tiêu diệt phong trào dân chủ, phong trào quần chúng nên đã ít nhiều nhân nhượng cho những hành động phản cách mạng của bọn bảo hoàng.

Sư thoái hóa về chính trị của chúng thể hiện rõ ràng trong hành động trấn áp thẳng tay quần chúng và những ảnh hưởng còn lại của phái Giacôbanh, thủ tiêu những tổ chức Giacôbanh và những tổ chức quần chúng. Trên lĩnh vực kinh tế, luật tối đa và những biện pháp xã hội khác có lợi cho dân nghèo, dân bị bãi bỏ.Trên lĩnh vực đạo đức: sau một thời gian sống trong tình trạng bọ chèn ép, bọn tư sản mới lại đi vào con đường xa hoa, trụy lạc, hưởng thụ điên cuồng. Trong khi đó ở cực bên kia là đời sống khốn cùng của quần chúng.

Bị đẩy vào tình trạng bần cùng, quần chúng tự phát nổi dậy đấu tranh.

Bọn bảo hoàng không thỏa mãn với những nhân nhượng và sự dung túng của bọn tư sản, vẫn luôn nổi dậy sát hại những người yêu nước, tìm khác khôi phục lại chế độ cũ.

Đứng giữa hai lực lượng đối lập, chống lại cả hai, không dựa vào lực lượng nào, bọn tư sản đã tỏ ra hèn nhát và bất lực ngay cả trong việc tự bảo vệ quyền lực cuả mình. Cuối cùng chúng đã phải nhờ đến thanh kiếm của Napôlêông – một người xuất thân từ quý tộc nhỏ nhưng trở thành kẻ đại diện cho quyền lợi của đại tư sản.

Trong suốt 15 năm, Napôlêông là kẻ thống trị theo chế độ chuyên chế. Dù 5 năm đầu ông ta là tổng tài thứ nhất và sau đó tự xưng là hoàng đế thì cơ sở của chế độ mà ông ta dựng lên cũng không thay đổi. Về thực chất, đó là nền chuyên chế quân sự của đại tư sản.

Napôlêông cũng chống phong kiến và kiên quyết ngăn chặn mọi ý đồ muốn tái lập chế độ quân chủ phong kiến ở Pháp. Napôlêông đã lập một chế độ độc tài cá nhân và quân sự cao độ. Bề ngoài, nó tựa hồ như một chính quyền đứng ngoài, đứng trên các giai cấp, nhưng trong thực chất nó mang tính giai cấp rệt. Nó phục vụ cho tầng lớp của nó, nhất là cho đại tư sản. Đây là một chế độ quân chủ tư sản dựa vào tư sản và nông dân.

Nhưng nếu như cách mạng tư sản đã gắn liền với tự do, dân chủ, thì Napôlêông lại là người đàn áp mọi biểu hiện của tự do, dân chủ. Y thẳng tay đàn áp Giacôbanh và ném ra vỉa hè hàng ngàn thợ đói khổ, đàn áp dã man mọi sự phản khán của họ. Hơn nữa y còn hình thành chế độ gia đình trị và thực hiện chính sách bành trướng, tiến hành chiến tranh xâm lược với mưu đồ bá chủ châu Âu.

Năm 1815 nhờ lưỡi lê của quân đội đồng minh châu Âu, dòng Buốcbông được lập lại ở Pháp. Vương triều được phục hồi này là một nền quân chủ nửa phong kiến. Nó được tái lập trong điều kiện những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chiến thắng, củng cố trong quá trình của cuộc cách mạng tư sản và trong thời kỳ thống trị của Napôlêông. Vì thế giai cấp quý tộc phong kiến không thể tái lập nền quân chủ chuyên chế và khôi phục chế độ kiến như thời trước cách mạng. Chế độ chính trị được thiết lập là một chế độ quân chủ lập hiến phỏng theo chỉnh thể của Anh, nhưng có khác là quyền lợi của vua rộng hơn.

Từ năm 1815 đến 1830, mặc dù giai cấp tư sản không còn giữ được địa vị thống trị độc tôn song quan hệ tư bản chủ nghĩa vẫn tiếp tục được cũng cố.

Trong 15 năm ấy, nền kinh tế Pháp có những tiến bộ rõ rệt. Công nghiệp dệt, đặc biệt là ngành dệt bông phát triển khá nhanh. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành và được tăng cường hơn trước rất nhiều.

Sự phát triển của công nghiệp đưa tới sự phát triển của giai cấp công nhân. Công nhân và thợ thủ công chiếm 34% tổng số dân thủ đô. Công nhân sống rất cực khổ và họ bắt đầu nổi dậy đấu tranh.

Gắn liền với sự phát triển về số lượng là sự phát triển về chất lượng – sự trưởng thành một bước về ý thức của giai cấp công nhân.

Như thực tế cho thấy, vào thời kỳ đầu của cách mạng tư sản Pháp – thời kỳ chủ yếu mang tính chất tư sản, giai cấp công nhân còn yếu và còn quá găn bó với các tầng lớp tiểu tư sản mà từ đó nó xuất thân, từ nó tách ra thành một giai cấp. Đó là điều lý giải vì sao văn học xã hội thời kỳ này chưa xuất hiện. Ngay cả thời kỳ thứ hai của cách mạng (10-8-1792 – 27-7-1794) thời kỳ cách mạng mạng tính chất tiểu tư sản (mà đỉnh cao là nền chuyên chính Giacôbnah) ý thức giai cấp của giai cấp công nhân chưa biểu hiện rõ rệt.

Chỉ sau ngày 27-7-1794 khi giai cấp sư sản hạng vừa và lớn trở lại nắm chính quyền, nhìn lại con đường đã qua của cách mạng, giai cấp công nhân không thể không thất vọng đối với tất cả các đơn thuốc chữa các căn bệnh xã hội mà lãnh tụ tư sản và tiểu tư sản nêu ra.

Chính trong quá trình vài ba chục năm đầu thế kỷ XIX dưới ảnh hưởng trực tiếp của những cuộc đấu tranh cách mạng, đấu tranh giai cấp, giai cấp công nhân tách ra thành một tập đoàn xã hội riêng từ khối quần chúng tiểu tư sản và biểu hiện dưới mức độ ít nhiều rõ rệt hệ ý thức của nó.

Đó là cơ sở để tìm hiểu nội dung tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Bước tiến mới của nó ở thời kỳ này qua hai nhà xã hội chủ nghĩa là Xanh Xi mông và Phuriê.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI (Trang 34 - 37)