V. Phrăngxoa Morenli 1 Tóm tắt tiểu sử
2. Nội dung tư tưởng xã hội chủ nghĩa của G.Mabli a.Tác phẩm chủ yếu
a.Tác phẩm chủ yếu
- Năm 1751 là tác phẩm Nhận xét về người la Mã.
- Năm 1758 ông cho xuất bản cuốn Công quyền ở châu Âu, và viết tác phẩm: Quyền và nghĩa vụ công dân.
-Năm 1768 là tác phẩm Những nghi vấn đặt ra cho các nhà triết học – kinh tế trên vấn đề trật tự tự nhiên và sự cần thiết của các thiết chế xã hội-chính trị.
- năm 1776 ông cho xuất bản cuốn: Về việc làm luật và các nguyên tắc của luật pháp.
-Năm 1789, người ta cho xuất bản tác phẩm Quyền và nghĩa vụ công dân (tác phẩm này được Mabli viết năm 1758)
- ngoài ra ông còn có tác phẩm: Nhận xét về nước Pháp; Bút ký về sự quản lý và những luật lệ của Mỹ…
b. Những giá trị tích cực
* Quan điểm lý luận và phương pháp luận của G.Mabli
Mabli xấy dựng lý thuyết về sự đam mê. Theo ông “sự đam mê” là những tình cảm, những ham muốn được bộc lộ ra, chỉ rõ những khuynh hướng hoạt động của con người.
Trong xã hội cộng đồng nguyên thủy, con người chỉ có những “đam mê” tốt. Trong các xã hội tồn tại và phát triển trên cơ sở chế độ tư hữu đã xuất hiện những “đam mê” xấu xa, tội lỗi, bần tiện, những tham vọng xa hoa…Ông viết: “Những đam mê xấu nảy sinh từ chế độ tư hữu”.
Lý thuyết về “sự đam mê” góp phần khuyến khích những đam mê tốt, lên án những đam mê xấu, do đó nó chứa đựng những quan điểm đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu tiến bộ của lịch sử.
Mabli cũng lấy “Lý thuyết về quyền bình đẳng tự nhiên” làm cơ sở lý luận cho những quan điểm chính trị - xã hội. Ông khái quát lý luận ấy thành: “Hệ thống cộng đồng tài sản và sự bình đẳng”. Tư tưởng này ở Mabli hình thành từ năm 1741 trong tác phẩm So sánh người Rômanh và người Pháp. Sau này ông ân hận vì đã xuất bản tác phẩm này, trong đó mang nội dung bảo vệ quyền lực chuyên chế ở Pháp. Năm 1758
trong tác phẩm Công quyền ở châu Âu, ông đã nêu ra vấn đề “Sự vi phạm quy luật bình đẳng tự nhiên” nhưng chưa có được lời giải đáp. Ông viết: “Liệu người ta có vi phạm luật của tự nhiên không, khi một số công dân này chiếm giữ tất cả, còn số công dân khác thì chẳng có gì”.
Tiếp theo, cũng vào năm 1758 ông viết tác phẩm Quyền và nghĩa vụ công dân, (người ta đã cho xuất bản tác phẩm này của ông vào năm 1789) ông đã có câu trả lời.
* G.Mabli phê phán xã hội đương thời (chế độ phong kiến ở Pháp, chế độ tư sản ở Mỹ)
Nghiên cứu một cách sâu sắc nước Pháp thế kỷ XVII đặc biệt trên lĩnh vực chính trị Mabli đã phê phán cơ cấu của chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Pháp đang ở thời kỳ thối ruỗng và mục nát: ca ngợi các nhà nước dân chủ kể cả nhà nước cộng hòa cổ đại. Từ đó ông luận chứng sự cần thiết của “Nội chiến” coi đó “lấy chính trị để chống lại chính trị” nhằm bảo vệ tự do và con đương cải cách xã hội. Ông viết: “Nội chiến đôi khi là một phúc lớn khi mà không có “ca mổ” này thì xã hội sẽ chết vì bệnh hoại thư nghĩa là xã hội sẽ bị diệt vong vì chế độ chuyên chế. Người công dân có phẩm hạnh tốt có quyền tiến hành nội chiến…Coi nội chiến bao giờ cũng là không chính đáng, kêu gọi công dân không dung sức mạnh để đáp lại bạo lực, đó là học thuyết mâu thuẫn hơn cả với đạo đức và hạnh phúc chung. Bắt dân phải trước sau chịu đựng có nghĩa là đưa bọn vua chúa tới chế độ tàn bạo… “Một dân tộc không muốn kháng cự kẻ thù bên trong của mình, thì nhất định phải bị áp bức”. Ông kết luận: “nước Pháp nhất định phải có sự thay đổi căn bản về đời sống chính trị - xã hội. Chế độ chuyên chế ở Pháp nhất định phải bị thủ tiêu”.
Trong bài Nhận xét về Hoa Kỳ, Mabli đã dự báo rằng ở Mỹ sự thống trị của tư bản tài chính sẽ đưa đến chế độ tàn bạo và gây chiến tranh. Ông còn dự báo nước Anh sẽ mất hết thuộc địa. Cả hai dự báo trên của ông đến nay đã được thực tiễn chứng minh là đúng.
*G.Mabli sự báo về một xã hội trong tương lai
- Trên lĩnh vực kinh tế: Theo G.Mabli, xã hội trong tương lai sẽ được xây dựng trên cơ sở cộng đồng về ruộng đất và các tài sản khác”. Ông cho rằng, chế độ sở hữu
bảo vệ quan điểm kinh tế nói trên ông đã phản đối quan điểm cho rằng, chỉ có chế độ tư hữu mới là yếu tố kích thích mạnh mẽ con người làm việc và ông đã chỉ ra rằng: trái lại chế độ tư hữu là nguyên nhân của mọi bất công xã hội, chế độ công hữu sẽ làm nảy sinh những kích thích tố mạnh mẽ hơn lòng tự trọng, tinh thần ham mê với công việc, vì lợi ích chung của mọi người sẽ thi đua và sáng tạo trong lao động. Hơn nữa ông còn chứng minh bằng thực tế rằng: trong quá khứ (xã hội cộng đồng nguyên thủy) và hiện tại vẫn còn có xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu cộng đồng về ruộng đất, gia súc và các tài sản khác. Ông hoàn toàn không coi chế độ của chung là ảo tưởng không thể thực hiện được. Ông cũng hoàn toàn không sợ rằng chế độ chung sẽ làm cho mọi người thờ ơ với vận mệnh của đất nước. Trái lại “Con người càng ít chăm lo đến sự giàu có của riêng mình, sự khoái lạc của riêng mình thì họ càng quan tâm đến lợi ích xã hội”.
Từ tất cả những luận điểm trên ông đặt câu hỏi: “Tại sao lại cho rằng không thể xây dựng chế độ dựa trên cơ sở chế độ công hữu”?.
G.Mabli nêu quan điểm: Lao động vừa là nghĩa vụ thiêng liêng, vừa là niềm vinh quang của mọi thành viên trong xã hội. Ông cũng có tư tưởng về thi đua hình dung sẽ có phần thưởng đặc biệt cho những nông dân biết làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ; cho những người chăn nuôi gia súc ngày càng béo khỏe và đông đúc; cho những người săn giỏi, dày dạn trong gian nan và sóng gió; cho người cha quan tâm đến việc giáo dục gia đình về nghĩa vụ xã hội; cho những trẻ em ngoan, học giỏi, biết làm theo nhũng gương tốt của cha mẹ, anh em, bè bạn.
Về phân phối, G.Mabli nêu ra những nguyên tắc “làm theo khả năng, phân phối theo nhu cầu”.
- Trên lĩnh vực chính trị - xã hội.
G.Mabli không mô tả tỉ mỉ các luật lệ như G.Uynxtenli, Ph.Morenli, mà chỉ định ra nguyên tắc bầu cử những đại biểu của nhân dân một cách thật sự dân chủ.
Ông cũng nêu những chức năng của nhà nước là tổ chức, quản lý lao động và phân phối sản phẩm cho dân; chăm lo giữ gìn cho xã hội lành mạnh. Đó là một xã hội không có bạo lực, không có chiến tranh, không có bất cứ lực lượng vũ trang nào; xã hội không còn sự phân chia đẳng cấp giàu – nghèo, sang – hèn, giáo dục và đào tạo những công dân phát triển toàn diện vì lợi ích chung của toàn xã hội.
c. Hạn chế
G.Mabli vẫn là một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, một nhà nhị nguyên luận khi ông chủ trương dung hòa triết học duy vật với tôn giáo. Ông viết: “Trong sự tôn thờ thượng đế có sự tôn thờ những luật lệ của tự nhiên, sự tôn thờ bình đẳng giữa con người với con người”. Trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng của ông là tư tưởng dân chủ - cách mạng của nông dân.
d. Nguyên nhân hạn chế
Những hạn chế trên đây là những hạn chế có tính lịch sử, không thể tránh khỏi. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế có tính chất lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ.