VII. Grắccơ Babớp
3. Sắclơ Phuriê (1772 – 1873) a Thân thế sự nghiệp
a. Thân thế sự nghiệp
Phrăngxoa Mari Sáclơ Phuriê sinh ở thành phố Bêdăngxông. Bố ông là nhà buôn và ông học theo nghề buôn bán. Ông đã từng làm kế toán, thủ quỷ, văn thư, người chào hàng và quan sát thị trường chứng khoán. Chính ông đã tận mắt thấy sự tàn nhẫn, bất công, dã dối của chế độ: kẻ này làm giàu và sống sung sướng trên lưng của người khác. Ông đã hoàn dành những trang đặc sắc nhất trong tác phẩm của mình để tố cáo, lên án sự bất công đó.
Dưới vẻ bề ngoài bình thường, Phuriê độc đáo và độc đáo đến mức dường như kì quặc dưới con mắt của những người quen biết đương thời. Ông không được học ở trường một cách có hệ thống mà tự học và trở thành “thông thái” nhờ một trí nhớ tuyệt diệu. Ông thích gọi mình là “nhà phát minh” và thực tế ông đã đề xuất nhiều tư tưởng đặc sắc trong các lĩnh vực khác nhau như tâm lý học, giáo dục học, triết học, xã hội học… Ông có nhiều ý tưởng mà tiếng Pháp lúc bấy giờ, như Ăngghen đã viết, “chưa
trước sau như một, ông hoàn toàn tin tưởng sẽ đến lúc mọi người đều được hưởng hạnh phúc.
Năm 1808 tác phẩm đầu tiên của ông xuất hiện Lý thuyết về bốn giai đoạn phát triển và số phận chung – trong đó trình bày lý thuyết của ông về dục vọng và lý thuyết của ông và phalăng. Năm 1822 Phuriê công bố Luận văn về hiệp hội gia đình và công nghiệp, trong đó mô tả chi tiết về các phalăng. Theo ông, đó là những tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội tương lai. Năm 1829, xuất hiện tác phẩm Thế giới công nghiệp và xã hội chủ nghĩa đề cập đến cùng đề tài nói trên, là tác phẩm đầy đủ nhất của Phuriê.