Thân thế và sự nghiệp Rôbớt Ôoen

Một phần của tài liệu TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI (Trang 46 - 47)

II Chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ XIX ở Anh 1.Tình hình nước Anh

2. Thân thế và sự nghiệp Rôbớt Ôoen

Rôbớt Ôoen sinh ra trong một gia đình tiểu thủ công làm yên cương tại thị trấn nhỏ Niutao năm 9 tuổi ông đã làm thuê cho một quán hàng ở địa phương. Một năm sau Rôbớt tự mình đến Luân Đôn, nơi người anh của ông là thợ thủ công lập nghiệp và ông được thuê làm việc.từ năm 1787 ông sống và làm việc ở Mansextơ ông trưởng thành rất nhanh về nghề nghiệp, chưa đầy 20 tuổi ông đã trở thành người quản lý của một trong những xí nghiệp lớn nhất. Từ đó kiến thức, năng lực của ông được nhiều người công nhân ông trở thành giám đốc một công ty kéo sợi cỡ lớn.

Ôeon đã tiến hành cuộc thí nghiệm nỗi tiếng ở Niu Lanác là một thị trấn, đúng hơn là một xóm công xưởng có gần 1,5 ngàn người sống trong những túy liều chen chúc quanh nhà máy đó là những thợ thủ công bị khánh kiệt, những cố nông không có việc làm, những người bị và tù khổ sai đã mãn hạn, Ở đay say rượu đánh nhau, cải nhau ầm ĩ là chuyện bình thường mỗi ngày. Đầu năm 1800 khi trở thành người làm chủ và giám đốc của nhà máy kéo sợi bong lớn ở Nui Lannac, ông từng bước thực hiện những cải tổ và hợp lý hóa về kỷ thuật cũng như những biện pháp mang tính xã hội mang tính từ thiện: Những khu nhà ở tiện lợi được xây dụng cho công nhân thay thế cho những túp liều, việc cung cấp thực phẩm được cải tiến; trường học nhà trẻ xuất hiện, nhà mẫu giáo mọc lên, quỹ bệnh viện được hành lập, ngày làm việc rút ngắn..

Năm 1806, khi cuộc khủng hoảng xảy ra trong công nghiệp bông vải sợi làm nhà máy phải ngừng sản xuất 4 tháng, nhưng lương của công nhân vẫn được trả như trước Nui Lacnac trở thành một xóm kiểu mẫu với số nhân tăng lên gấp 2,5 nghìn người và người ở đó “không còn nạn say rượu, cảnh sát, toàn án hình sự kiện cáo tổ chức tế bần

và hoạt động từ thiện nữa” năm 1816 tại đây Ôeon đã mở trường “trường học mới rèn tính cách” và ở đó trẻ em được giáo dục từ tuổi ở nhà giữ trẻ đến năm 17 tuổi lao động với được kết hợp với học tập một cách thích hợp với mọi lưa tuổi.

Ôeon đề xuất “luật công xưởng nhân đạo” và suốt năm đấu tranh không mệt mỏi cho luật công xưởng đó. Đến năm 1819 nghi viện thông qua sau khi đã căt xén nhiều nội dụng quan trọng.

Năm 1824 Ông sang châu mỹ. Năm 1825 tại bang Inđiana ông lập công xã lao động “hòa hợp mới” và ông đã chi tiêu vào công việc đó hầu hết tài sản của ông đến năm 1829 ông thất bại hoàn toàn, Ôeon còn sống gần 30 năm tiếp theo và trong những năm này ông đã hoạt rất tích cực.

Đánh giá công lao của Ôeon, Ph. Ăng ghen viết “mọi phong trào xã hội vì lợi ích của giai cấp công dân ở nước Anh và mọi thành tựu thực sự của những phong trào ấy điều gắn liền với tên tuổi của ông Ôoen”

Một phần của tài liệu TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w