Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đá spilit (Trang 93 - 98)

Sau khi nhân viên trải qua quá trình đào tạo và phát triển, các giám đốc phòng ban, trưởng phòng, đội trưởng các đội là người trực tiếp đánh giá thái độ và kĩ năng làm việc của nhân viên. Cuối cùng là trưởng phòng Tổ chức, người chịu trách nhiệm chính về nhân sự sẽ tổng hợp lại và đánh giá kết quả đào tạo, từ đó rút kinh nghiệm cho đợt đào tạo sau.

Các căn cứ đánh giá:

Đối với những người được đào tạo tại các cơ sở, trung tâm thì công ty dựa vào các chứng chỉ, chứng nhận của nơi đào tạo sau mỗi khóa học.

Đối với những người đào tạo tại chỗ thì thông qua kết quả thực hiện công việc của người lao động sau quá trình đào tạo tại công ty.

Đối với lao động tự nguyện tham gia các khóa đào tạo thì công ty căn cứ theo

ngành nghề đào tạo so với nhu cầu thực tế của công ty để bố trí lại công việc cho phù hợp.

Các chỉ tiêu đánh giá:

Đánh giá về mặt số lượng người tham gia các khóa đào tạo.

Đánh giá về mặt chất lượng người lao động sau khóa đào tạo thông qua kết quả thực hiện công việc.

41

Công ty CP Đá Spilit có ba nhóm nhân viên tham gia đào tạo là: nhóm nhân

viên kinh doanh, nhân viên phòng ban, nhân viên xưởng đội. Tuy nhiên, với nhóm đối tượng là nhân viên kinh doanh thì việc đánh giá kết quả đào tạo mới chỉ dựa trên mức doanh thu mà họ tạo ra mà chưa có những phương pháp đánh giá cụ thể.

Đối với nhóm đối tượng là cán bộ quản lý ở các phòng ban thì công ty đã thực

hiện đánh giá cụ thể hơn dựa trên kết quả học tập và chứng chỉ đạt được. Sau khóa đào tạo tin học và ngoại ngữ ở trung tâm VietSkill trung tâm đã tổ chức thi sát hạch và đánh giá học viên.

Đối với nhóm đối tượng là nhân viên xưởng đội do chỉ sử dụng phương pháp

đào tạo kèm cặp tại chỗ nên công ty đánh giá bằng các nhận xét của người hướng dẫn và kết quả làm việc thực tế. Sau khi đã có kết quả thì phòng tổ chức hành chính tổng hợp lại và đưa ra bảng kết quả đào tạo trên.

Bảng 2.4. Kết quả học tập của 2 nhóm đối tƣợng tham gia đào tạo trong 3 năm từ 2010- 2012

(Đơn vị: Người) Nhân viên phòng ban Nhân viên xưởng đội Chỉ

tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 14

21 16 19 22 Giỏi 10 10 10 12 13 13 Khá TB, 2 2 1 3 3 5 Kém (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Đối với nhóm nhân viên phòng ban:

Qua bảng 2.4 ta thấy kết quả của các học viên thuộc nhóm nhân viên phòng ban đạt loại giỏi có xu hướng tăng dần, năm 2010 chỉ có 14 học viên đạt loại giỏi, đến năm 2011 có 16 học viên đạt loại giỏi nhưng sang đến năm 2012 có tới 21 học viên đạt loại giỏi. Bên cạnh đó số lượng học viên đạt loại TB, Kém đang giảm dần từ 2 xuống còn 1 học viên. Để có được kết quả này là nhờ vào sự cố gắng của các học viên, mong muốn nâng cao trình độ, năng lực làm việc để đáp ứng yêu cầu công việc trong hiện tại và tương lai. Điều này cũng chứng tỏ công tác đào tạo của công ty đang thu được những kết quả tốt.

42

Dựa trên sự so sánh giữa kết quả của trung tâm và đánh giá của trưởng bộ phận ở các phòng ban thì giám đốc công ty CP Đá Spilit là ông Trần Quế Lâm đã nhận xét rằng: “Sau khi tham gia khóa đào tạo tin học và ngoại ngữ tại trung tâm VietSkill các nhân viên tham gia khóa đào tạo được xếp loại khá, giỏi đã thực sự tiến bộ trong việc ứng dụng máy tính và ngoại ngữ vào công việc thực tế. Đây là một tin vui với với cả công ty và trung tâm, công ty sẽ tiếp tục hợp tác với trung tâm VietSkill trong thời gian tới”.

Đối với nhóm nhân viên xưởng đội:

Qua bảng 2.4 ta thấy kết quả của các học viên là nhân viên xưởng đội đạt loại

giỏi có sự tăng nhẹ qua các năm, trong năm 2010 có 16 người đạt, sang tới năm 2011 có 19 người đạt và đến năm 2012 thì có tới 22 người đạt. Ta thấy tỉ lệ học viên tham gia đạt

loại khá, giỏi rất cao, điều này cho thấy các học viên tiếp thu kiến thức khá nhanh. Bên cạnh đó vẫn có sự tăng lên của học viên đạt loại TB, Kém trong năm 2012, vấn đề này đòi hỏi công ty phải kiểm tra sát sao quá trình học tập của các học viên hơn nữa. Sau các công tác nhận xét và đánh giá chủ quan, phòng Tổ chức đã sử dụng

phương pháp bảng hỏi để đánh giá khách quan sự phù hợp giữa đào tạo với yêu cầu công việc (mẫu bảng hỏi ở phụ lục). Bảng hỏi được điều tra trên 50 nhân viên thuộc nhóm phòng ban, kinh doanh và xưởng đội những người đã tham gia đào tạo và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Kết quả điều tra sự phù hợp giữa đào tạo với yêu cầu công việc tại công ty CP Đá Spilit năm 2012

Nhân viên phòng Nhân viên xưởng Nhân viên kinh ban đội doanh Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1. Rất phù hợp 15 62,50% 18 75,00% 1 50,00% 2. Tương đối phù hợp 8 33,33% 4 16,67% 1 50,00% 3. Ít phù hợp 1 4,17% 2 8,33% 0

0,00% 4. Không phù hợp 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Tổng 24 100,00% 24 100,00% 2 100,00% (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

Qua bảng 2.5 ta thấy trong năm 2012 số lượng học viên đánh giá là rất phù hợp 43

là cao nhất chiếm tỷ trọng 65,5% với nhân viên phòng ban, 75% với nhân viên xưởng đội, 50% với nhân viên kinh doanh. Những học viên đánh giá rất phù hợp là những học viên có khả năng tiếp thu tốt, nhận thấy quá trình đạo tạo là tốt và giúp xử lý những công việc hàng ngày tốt hơn. Cụ thể là đối với nhân viên kinh doanh và phòng ban sau khi tham gia khóa đào tạo ngoại ngữ tại trung tâm thì khả năng ứng dụng ngoại ngữ trong khi làm việc và giao tiếp với đối tác nước ngoài đã tăng lên. Số lượng học viên đánh giá tương đối phù hợp cũng khá nhiều, chỉ thấp hơn so với những học viên đánh giá rất tương đối, chiếm tỷ trọng 33,33% với nhân viên phòng ban, 16,67% với nhân viên xưởng đội, 50% với nhân viên kinh doanh. Những học viên đánh giá tương đối phù hợp là những học viên tiếp thu được kiến thức, nhưng khi ứng dụng vào thực tiễn thì thấy không đạt hiệu quả mong đợi. Còn những học viên đánh giá ít phù hợp và không phù hợp chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ 4,17% với nhân viên phòng ban, 8,33% với nhân viên xưởng đội và 0% với nhân viên kinh doanh, do những học viên này nhân thấy khó tiếp thu được quá trình đạo tạo, nhận thấy đào tạo là ít phù hợp, không áp dụng được vào thực tiễn công việc. Cụ thể là với nhân viên phân xưởng sau khi tham gia đào tạo bằng phương pháp kèm cặp, chỉ bảo họ nhận thấy những người đào tạo chưa có được phương thức giảng dạy phù hợp, khó hiểu, khó tiếp thu và chưa cập nhật được cách thức làm việc mới, hiện đại, hiệu quả vào giảng dạy. Một phần nguyên nhân cũng do khả năng tiếp nhận thông tin của những học viên này còn thấp, chủ yếu đây là những người tốt nghiệp THPT, trung cấp nên hiệu quả của khóa đào tạo không được như mong đợi.

Qua đó ta thấy số lượng nhân viên đánh giá tích cực chiếm số đông chứng tỏ

kiến thức mà học viên học được thông qua khóa đào tạo là rất phù hợp với thực tế yêu cầu công việc ở công ty, điều này cho thấy rằng ở công ty đã xác định được đối tượng

đào tạo tương đối phù hợp và cử họ đi học đúng kiến thức chuyên môn mà họ cần cho công việc và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực ở công ty đạt hiệu quả khá cao.

Công ty xác định hiệu quả của quá trình đào tạo thông qua chỉ tiêu giá trị gia tăng do đào tạo, tuy nhiên chỉ tiêu này chưa thật sự phản ánh chính xác đầy đủ hiệu quả do đào tạo mang lại, việc tăng năng suất lao động, sản lượng,… còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ thay đổi, lượng khách hàng tăng, Phương pháp đánh giá hiệu quả mà công ty áp dụng chủ yếu là dựa vào bài kiểm tra cuối khoá học và quan sát nhân viên làm việc tại chỗ. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty CP Đá Spilit trong 3 năm vừa qua đã có những bước biến chuyển khá rõ nét. Công ty đã có những quan tâm nhất định tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mang lại những hiệu 44

quả nhìn thấy được đó là sự tăng năng suất lao động của nhân viên cũng như tăng chi phí cho đào tạo. Những hiệu quả tinh thần đó là lòng trung thành của nhân viên được tăng lên và định vị rõ ràng hơn nữa hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đá spilit (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w