Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại ban quản lý dự án sở nông nghiệp và ptnt tỉnh bắc giang (Trang 52 - 75)

2.5.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Công tác tổ chức quản lý chậm đổi mới: hình thức Ban quản lý vẫn còn mang nặng tính hình thức, các cán bộ trong các phòng Ban chưa được khuyến khích để nêu những ý kiến đóng góp cho công ty. Do các mối quan hệ với cấp trên mà Ban vẫn nhận những nhân viên chưa đúng chuyên ngành của đơn vị gây ra lãng phí nhân lực.

- Năng lực của Ban còn nhiều bất cập đặc biệt trong công tác quản lý thi công và chất lượng công trình do lực lượng quản lý còn mỏng và kinh nghiệm chưa có nhiều trong quản lý.

2.5.3.2 Nguyên nhân khách quan

- Chế độ chính sách của Nhà nước về xây dựng còn chậm, thiếu hướng dẫn rõ ràng: Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan Chế độ chính sách của Nhà nước về xây dựng còn chậm, thiếu hướng dẫn

rõ ràng. Năng lực của nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng chưa đáp ứng được cả về lượng và chất Năng lực của Ban còn nhiều bất cập Công tác tổ chức quản lý chậm đổi mới

thêm một thông tư nghị định về quản lý chất lượng công trình gây sự chồng chéo khó khăn cho công tác quản lý.

- Năng lực của nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng chưa đáp ứng được cả về lượng và chất: Các nhà thầu hiện nay chưa có kinh nghiệm trong thi công cũng như tư vấn đối với các công trình có tính phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao – những công trình này hiện nay chủ yếu là mời các chuyên gia và tổ chức nước ngoài, còn nhà thầu trong nước thi công những hạng mục đơn giản ít phức tạp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ năm 2007 đến nay, công tác quản lý dự án của Ban đã đạt được những thành tích đáng khích lệ nhờ sự quan tâm, khen thưởng kịp thời của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang. Những công trình được Ban quản lý góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng quê hương, nâng cao đời sống của người dân. Những thành tích đạt được tạo được vị thế trong các cấp các ngành quản lý cũng như địa phương có công trình xây dựng mà Ban quản lý. Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục trong những năm tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban.

CHƯƠNG 3: ÐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN THỦY LỢI TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TẠI BAN

QUẢN LÝ DỰ ÁN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BẮC GIANG 3.1 Phương hướng phát triển dự án thủy lợi của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2013-2017

Phát triển thủy lợi nhằm đáp ứng được nhu cầu cấp nước, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất trong giai đoạn từ nay đến năm 2017.

Cải tạo nâng cấp hệ thống đê sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đảm bảo thực hiện tốt việc phòng, chống lũ. Xây dựng hệ thống hồ, đập, trạm bơm đảm bảo phục vụ tưới, tiêu và phòng chống lụt bão.

Xây dựng các công trình nước sạch, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho khu vực nông thôn, miền núi với công suất phù hợp. Xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị và các trạm xử lý nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong khu vực đô thị và khu dân cư.

* Phát triển hệ thống thủy lợi:

Phát triển hệ thống thủy lợi theo 5 vùng chính là: Vùng sông Cầu; vùng sông Sỏi; vùng hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn; vùng sông Lục Nam và vùng Nam Yên Dũng. Định hướng phát triển hệ thống thủy lợi các vùng như sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện, sớm đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi đang triển khai thực hiện như công trình thủy lợi hồ sông Sỏi, hồ Hàm Rồng; trạm bơm Cổ Dũng.

- Cải tạo hệ thống thủy lợi sông Cầu: Đảm bảo tưới và tiêu chủ động cho cho khoảng 36.900 ha đất nông nghiệp, tiêu cho khoảng 56.800 ha diện tích đất của các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, thành phố Bắc Giang. Cải tạo, nâng cấp 06 trạm bơm (Cẩm Bào, Ngọ Khổng, Việt Hòa, Nội Ninh, Trúc Tay, Cống Trạng); nâng cấp kênh tiêu chính, kênh tưới và các công trình trên kênh của các trạm bơm.

- Cải tạo hệ thống thủy lợi vùng sông Sỏi: Đảm bảo cung cấp nước tưới cho khoảng 9.800 ha đất nông nghiệp (gồm phần đất đai huyện Yên Thế). Hoàn thành đầu tư xây dựng công trình thủy lợi hồ sông Sỏi; cải tạo các hồ Cầu Rễ, Suối Ven, Hồng Lĩnh và công trình đầu mối.

- Cải tạo hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn: Đảm bảo tưới chủ động cho khoảng 29.500 ha; tiêu cho khoảng 56.000 ha diện tích đất của các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng và một phần thành phố Bắc Giang. Cải tạo hồ Hố Cao, kênh xây hồ Suối Nứa; đầu tư sửa chữa 14 trạm bơm tưới (Lãng Sơn, Xuân Đám, Lạc Giản, Thái Sơn 1, Thái Sơn 2, Thái Sơn 3, Thanh Cảm, Tân Tiến, Dương Đức, Khám Lạng, Cẩm Lý, Chợ Xa, Đồi Ngô); xây mới 5 trạm bơm tiêu cho trên 3.000 ha khu vực ngòi Mân, ngòi Chản (Lục Nam); cải tạo 10km kênh cấp I, 180km kênh cấp II.

- Cải tạo hệ thống thủy lợi Nam Yên Dũng đảm bảo tưới cho khoảng 7.900 ha đất nông nghiệp, tiêu cho khoảng 17.200 ha đất thuộc các xã huyện Yên Dũng. Cải tạo, nâng cấp một số trạm bơm như Ghềnh Nghệ, Tân Liễu, Cổ Pháp, Khánh Am; cải tạo kênh Nham Biền, hệ thống kênh cấp I, cấp II.

- Sữa chữa, nâng cấp hệ thống hồ chứa tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt và phòng chống lụt bão.

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê, gia cố một số đoạn đê xung yếu thuộc hệ thống đê sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam; xây dựng mới một số tuyến đê đảm bảo an toàn trong phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn.

- Thực hiện điều hành, quản lý các hồ lớn như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần... nhằm nâng cao hơn hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo đảm bền vững, an toàn các công trình này.

3.2 Những thuận lợi, khó khăn và những cơ hội, thách thức trong hoạt động quản lý dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại Ban Quản lý dự án quản lý dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang

3.2.1 Thuận lợi

Ban Quản lý dự án là một tập thể luôn đoàn kết nội bộ và có ý chí vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo có kinh nghiệm trong quản lý điều hành các loại dự án; cán bộ có trình độ tương đối đồng đều, do được đào tạo cơ bản hoặc một số cán bộ có kinh nghiệm do làm lâu năm ở Ban Quản lý dự án.

Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và PTNT; được sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban chức năng của Sở Nông Nghiệp và PTNT.

Năm 2007 đến nay các dự án lớn bước vào thời kỳ xây dựng như: dự án vay vốn ADB, cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Yên Dũng; Dự án vay vốn WB hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn; Dự án tu bổ đê điều thường xuyên từ năm 2007 đến nay cũng được đầu tư lớn đến 180,5 tỷ đồng ...

Tỉnh Bắc Giang thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên Tỉnh luôn quan tâm chú trọng phát triển nông nghiệp, điều này tạo điều kiện thuận lợi để các công trình phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho nông nghiệp có đủ vốn đầu tư.

3.2.2 Khó khăn

Quản lý các dự án có nhiều nguồn vốn khác nhau như: Vốn ADB, vốn ngân sách Trung ương, vốn Ngân sách tỉnh, vốn Ngân sách huyện. Mỗi nguồn vốn có cơ chế quản lý, cấp phát khác nhau, giải ngân và tổng hợp khác nhau để vừa đảm bảo nguyên tắc tài chính của Nhà nước Việt Nam, vừa đảm bảo tiêu chí của nhà tài trợ, đòi hỏi cán bộ quản lý nắm chắc nghiệp vụ quản lý từng loại vốn để không gây chồng chéo trong quản lý. Cán bộ đáp ứng được điều kiện này còn rất ít nên khi có sự cố xảy ra như bệnh tật, ốm đau, nghỉ sinh… thì không có người đủ năng lực chuyên môn để thay thế.

Quản lý các dự án có yêu cầu kỹ thuật rất đa dạng : Thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước, xây dựng dân dụng, chăn nuôi, thuỷ sản ... Trong khi cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật còn thiếu ở một số chuyên ngành, do vậy phải cố gắng rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ.

Các chế độ chính sách về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chính sách về tài chính liên tục thay đổi, việc điều chỉnh bổ sung để bắt kịp những thay đổi đó là vô cùng khó khăn cho Ban Quản lý dự án trong quy trình quản lý điều hành.

Hình thức quản lý thực hiện dự án cũng rất đa dạng : Sở làm Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án là bộ máy giúp việc Chủ đầu tư (Dự án tu bổ đê điều thường xuyên từ năm 2007 đến nay; Hợp phần RDS dự án Cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Yên Dũng; Dự án cải tạo nâng cấp đê Sông Thương Thành phố Bắc Giang).

Ban Quản lý dự án làm Chủ đầu tư (Dự án Trung tâm Giống thuỷ sản cấp I - Tỉnh Bắc Giang; Dự án Trại lợn giống ngoại - Công ty cổ phần Giống chăn nuôi Bắc Giang). Ban QL Trung Ương dự án Thuỷ lợi (CPO) làm Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Sở Nông Nghiệp và PTNT Bắc Giang là Ban Quản lý dự án thành phần (phần

Dũng). Một Ban Quản lý dự án mà phải đứng với nhiều vai trò khác nhau của Ban Quản lý dự án cũng phải điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.3 Cơ hội

Với sự phát triển không ngừng đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tỉnh Bắc Giang đang trên đường kiến thiết cơ sở hạ tầng đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thay đổi bộ mặt Thành phố. Đây là một bước tiến mới cho ngành xây dựng của Tỉnh nói chung và của Ban quản lý Sở nông nghiệp và PTNT nói riêng.

Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi nên diện tích đất nông nghiệp cần nước tưới tiêu rất lớn, trong tỉnh có một số sông chảy qua như sông Sỏi, sông Thương... nên tỉnh, các huyện, các xã đang kiên cố hóa lại toàn bộ hệ thông kênh mương tưới tiêu nội đồng, các trạm bơm, cứng hóa hệ thống bờ đê, lát mái kênh mương, và kè cứng hóa các bờ sông. Rất nhiều dự án xây dựng đang được phê duyệt và triển khai xây dựng tu bổ, nâng cấp cải tạo là cơ hội và tiềm năng cho công tác quản lý dự án thực hiện xây dựng trên địa bàn.

3.2.4 Thách thức

3.2.4.1 Năng lực quản lý của Ban còn hạn chế

Hiện nay rất nhiều công trình đang được đầu tư xây dựng nhưng đòi hỏi cao về chất lượng. Tránh tình trạng công trình xây lâu chưa hoàn thành, hoặc hoàn thành xong nhưng chỉ sử dụng 1-2 năm thì công trình xuống cấp gây thất thoát nhiều tiền của nhà nước. Để công trình đạt chuẩn về kỹ thuật đòi hỏi công tác quản lý công trình trong quá trình thực hiện đầu tư được thực hiện chặt chẽ. Tuy nhiên hàng năm rất nhiều công trình xây dựng trên địa bàn được phê duyệt mà lực lượng quản lý còn mỏng, kinh nghiệm của lớp cán bộ trẻ còn yếu đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

3.2.4.2 Sự cạnh tranh trong hoạt động quản lý dự án

Đất nước ta đang chuyển biến mạnh mẽ để kiến thiết đất nước đặc biệt trong ngành xây dựng, nhiều tổ chức, đơn vị quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có năng lực tốt, giàu kinh nghiệm thực tế đang cạnh tranh nhau khốc liệt. Ngoài các đơn vị trong nước, nước ta mở cửa cho những đơn vị tư vấn quản lý dự án nước ngoài vào xây dựng.

Trong môi trường cạnh tranh này, phương thức quản lý dự án, chất lượng công tác quản lý dự án là yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công của Ban quản lý dự án. Muốn đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, chi phí của dự án thì Ban quản lý dự án cần có phương thức quản lý dự án đúng đắn, và chuyên nghiệp, có chiến lược nâng cao năng lực quản lý của mình để tồn tại và phát triển tốt trong tình hình hiện nay.

3.2.4.3 Pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng còn có những bất cập

Hàng năm hay cứ 2-3 năm có bổ sung thêm một nghị định hoặc quyết định về quản lý dự án khiến chính sách về quản lý dự án đầu tư còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, thủ tục đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách còn phức tạp, sự phối hợp giữa các cơ quan không đồng bộ và thiếu chặt chẽ. Thông tư nghị định áp dụng cho công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng được ban hành ra nhưng lại thiếu hướng dẫn áp dụng làm gây khó khăn cho nhà đầu tư xây dựng cũng như quản lý dự án.

3.2.4.4 Đơn giá của thị trường xây dựng hay biến động

Các dự án xây dựng có những đặc điểm như: quy mô lớn, kết cấu phức tạp, công trình trải dài trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, thời gian thực hiện dự án dài, chu kỳ xây dựng dài, các dự án công trình thường là lộ thiện nên chịu nhiều anh hưởng của yếu tố tự nhiên thiên nhiên về tiến độ xây dựng, kinh tế xã hội, đặc biệt là yếu tố giá cả. Do tác động của nên kinh tế thị trường nên giá cả vật liệu, nhân công, máy thi công tăng lên làm Tổng mức đầu tư tăng lên đáng kể. Nhiều công trình tạm ngừng thi công, hoặc bỏ hoang gây thất thoát nhiều ngân sách nhà nước.

3.2.4.5 Nguồn ngân sách đầu tư của Tỉnh còn hạn hẹp

Nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng các dựg địa bàn Tỉnh chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư để xây dựng. Việc phân bổ nguồn vốn hàng năm cho dự án đê kè bảo vệ bờ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp. Vốn ngân sách hàng năm bố chí cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Giang có hạn, mặt khác nguồn vốn đó được chi phí đầu tư cho nhiều công việc khác nhau, và việc đầu tư xây dựng tu bổ các công trình thủy lợi trên địa bàn Tỉnh chỉ là một phần nhỏ.

Chính vì do nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi còn hạn chế dẫn đến việc phân bổ nguồn vốn hàng năm cho các dự án thường không đảm bảo cho chi phí

động gây khó khăn lớn choviệc hoàn thành các công trình xây dựng theo đúng hạn định đề ra.

3.3 Cơ sở và nguyên tắc đề xuất giải pháp tăng cường quản lý dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang

3.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường quản lý dự án thủy lợi

Giải pháp tăng cường quản lý dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư mà đề tài đề xuất dựa trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ phát triển dự án thủy lợi của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2017 do sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì. Căn cứ vào các nguồn lực của Sở và các tổ chức đầu tư, yếu tố nội lực bên trong để tổ chức thực hiện tốt hơn việc quản lý dự án thủy lợi. Bên cạnh đó còn dựa vào nghiên cứu đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội các huyện để xây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại ban quản lý dự án sở nông nghiệp và ptnt tỉnh bắc giang (Trang 52 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)