Xuất một số giải pháp tăng cường quản lý dự án thủy lợi trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại ban quản lý dự án sở nông nghiệp và ptnt tỉnh bắc giang (Trang 60 - 75)

đoạn thực hiện đầu tư tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang

3.4.1. Các giải pháp chủ yếu

3.4.1.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án.

1. Cơ sở đưa ra giải pháp

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn không gây lãng phí cho ngân sách nhà nước, công tác thẩm tra thẩm định và phê duyệt dự án là bước cuối cùng để xem công trình có được quyết định đầu tư hay không. Ban quản lý cần từng bước nâng cao chất lượng công tác này để đảm bảo kết quả thẩm tra, thẩm định chính xác

Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu thi công

Giải pháp đổi mới bộ máy quản lý của Ban Hoàn thiện công tác quản lý thi công quản lý chất lượng công trình.

Đổi mới công tác quản lý giá và thanh, quyết toán vốn đầu tư

Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án. Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế Nâng cao chất lượng công tác giải phóng mặt bằng Một số giải pháp chủ yếu

2. Nội dung của giải pháp

Về nâng cao kinh nghiệm năng lực cho đội ngũ làm công tác thẩm tra, thẩm định: Cử cán bộ luân phiên đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các ban ngành, Sở tổ chức, các trung tâm bồi dưỡng.

Trong quá trình thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định các cán bộ thực hiện công tác này cần chú ý những việc sau:

- Bám sát định hướng quy hoạch thủy lợi của Sở và phát triển kinh tế của địa phương để làm cơ sở nghiên cứu tham mưu về chủ trương đầu tư và thẩm định dự án đầu tư và phê duyệt dự án.

- Nắm chắc quy phạm quy chuẩn về thiết kế, cũng như các phương pháp tính dự toán để kiểm tra các bản vẽ, tìm ra điểm chưa hợp lý trong thiết kế vì hiện nay cán bộ ở Ban chủ yếu là kiểm tra tính toán thông thường mà chưa đủ kinh nghiệm để phát hiện ra điểm thiếu hợp lý, đến lúc thi công mới điều chỉnh bổ sung.

- Dự án có địa hình địa chất phức tạp cần yêu cầu kỹ thuật cao như các công trình ở huyện miền núi, các xã vùng sâu vùng xa của huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Ban cần lấy ý kiến của các chuyên gia thông qua hình thức họp thẩm định hay xin ý kiến thẩm định.

3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Chọn những cán bộ có thái độ tốt, trách nhiệm trong công việc, có tinh thần học hỏi để cử đi tham gia những lớp huấn luyện nghiệp vụ

- Có tủ lưu trữ hồ sơ những công trình đã thẩm tra, thẩm định xong, ghi chép lại những điều cần lưu tâm, sửa chữa điều chỉnh trong mỗi công trình để làm tài liệu khi có công trình tìm lại không mất thời gian

- Với những công trình phức tạp, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật nên tổ chức cho cán bộ đi thực địa.

4. Hiệu quả của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này làm cho kết quả thẩm tra, thẩm định chính xác không sai sót hoặc có xảy ra sai sót nhưng khắc phục dễ dàng tránh việc thẩm định và phê duyệt lại. Giúp cán bộ có thêm kinh nghiệm sau mỗi công trình được phê duyệt.

3.4.1.2 Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế

1. Cơ sở đưa ra giải pháp

Một trong những nguyên nhân khiến công trình đảm bảo hay không đảm bảo chất lượng nằm ở khâu lựa chọn tư vấn. Do đó ngay trong quá trình tuyển chọn tư vấn, tuyển chọn nhà thầu đã phải lựa chọn được nhà thầu tốt, tư vấn có đủ năng lực. Nếu công tác này được nâng cao và chọn được đơn vị tư vấn phù hợp với công trình thì thời gian quản lý dự án được rút ngắn lại.

2. Nội dung của giải pháp

- Khi công trình được phê duyệt để đầu tư, công trình yêu cầu về kỹ thuật cao như hệ thống thủy lợi Cầu Sơn – Cấm Sơn mà Ban không thể tự đáp ứng yêu cầu đó cần một đơn vị tư vấn khác thì Ban cần đăng tải thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các đơn vị tư vấn thiết kế biết nộp hồ sơ.

- Ban thành lập một tổ công tác có chuyên môn cao chuyên kiểm tra chấm điểm, lựa chọn đơn vị thiết kế đủ năng lực.

- Sau khi Ban nhận đủ hồ sơ của các đơn vị tư vấn thiết kế gửi đến cần làm nhanh công tác phân loại bộ hồ sơ đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. Với những hồ sơ đạt yêu cầu cần xem xét các phương án mà đơn vị tư vấn thiết kế đưa ra có phù hợp với yêu cầu công trình hay không, chọn đơn vị thiết kế có giải pháp kỹ thuật tối ưu.

- Trong suốt quá trình triển khai dự án phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, thậm chí quyết định cho thay thế đơn vị tư vấn để xảy ra sai sót, sự cố lớn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.

3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Cán bộ thực hiện công tác này nắm chắc các quy trình trong quá trình lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế. Có năng lực để tuyển chọn những hồ sơ hợp lệ và kiểm tra cách chấm điểm về yêu cầu kỹ thuật của công trình.

- Đơn vị tư vấn được chọn phối hợp tốt với Ban trong quá trình thi công công trình

4. Hiệu quả của giải pháp

Giải pháp này được thực hiện tốt sẽ giúp nhà thầu thi công tránh các sai sót ề mặt kỹ thuật, không phải sửa chữa nhiều.

Giúp Ban cũng quản lý dễ dàng hơn, không mất thời gian để chỉnh sửa, thẩm tra thẩm định lại thiết kế.

3.4.1.3 Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu thi công

1. Cơ sửa đưa ra giải pháp

Nhà thầu thi công là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công trình do đó cần chọn nhà thầu thi công có đủ năng lực thực hiện công trình, có khả năng về tài chính tránh những nhà thầu mà tài chính yếu kém nhận công trình này để lấy tạm ứng bù vào công trình kia – điều này dễ gây chậm tiến độ cho công trình như thiếu nguyên vật liệu, máy móc đáp ứng trong thi công. Do đó cần nâng cao chất lượng công tác này để tránh những điều đáng tiếc xảy ra về sau.

2. Nội dung của giải pháp

Với những công trình chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế Ban cần xem xét hai yếu tố. Một là khả năng tài chính của nhà thầu định chọn, đơn vị này không có nợ xấu, tình hình tài chính tốt luôn làm ăn có lãi và nhà thầu này có uy tín trong thị trường xây dựng. Hai là nhà thầu đã có kinh nghiệm trong việc thi công những công trình tương tự như công trình mới được phê duyệt

Với hình thức đấu thầu rộng rãi, Ban cần đăng tải rộng rãi để thu hút hồ sơ của những nhà thầu có năng lực tốt. Làm đúng quy trình từ lúc mở thầu đến lúc đóng thầu không xảy ra sai sót.

Ban thành lập tổ chấm thầu, tổ đấu thầu với những cán bộ cốt cán, kinh nghiệm tốt trong công tác để xem xét hồ sơ, tuyển chọn nhà thầu thi công.

3. Điều kiện thực hiện giải pháp.

- Tổ công tác lựa chọn nhà thầu cần làm việc chuyên nghiệp, giải quyết tốt các khiếu nại, ý kiến tranh cãi của các nhà thầu tham gia.

- Về phía nhà thầu cần phải kết hợp chặt chẽ với các bên liên quan để nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định

4. Hiệu quả của giải pháp

Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng, chính xác rút giảm thời gian đấu thầu. Nhà thầu thi công tốt sẽ thi công các hạng mục đạt tiêu chuẩn, Ban sẽ quản lý chất lượng công trình tốt hơn không mất thời gian để xử lý những lỗi do nhà thầu gây ra.

3.4.1.4 Nâng cao chất lượng công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư 1. Cơ sở đưa ra giải pháp

Hiện nay, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư vẫn là một công tác khó, gặp nhiều khó khăn do vướng mắc trong chính sách đền bù của địa phương nơi công trình được xây dựng, nhiều hộ cố chấp hoặc cố tình không hiểu còn chây ỳ không giao đất kịp thời để công trình thi công kịp thời. Do đó việc giải phóng mặt bằng tái định cư làm nhanh và suôn sẻ giúp công trình đẩy nhanh tiến độ thi công.

2. Nội dung của giải pháp

- Cán bộ của ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cử đi học, đào tạo thường xuyên, cập nhật chính sách của nhà nước.

- Khi có quy hoạch về công trình xây dựng mà Sở phê duyệt Ban cần xác định rõ những nơi cần giải tỏa, tổng diện tích đền bù, xem xét chính sách đền bù cho các loại đất có hợp lý không.

- Ban cử cán bộ xuống phối hợp với địa phương có công trình để nghiên cứu, khảo sát thực tế một cách toàn diện để có đủ thông tin, sử dụng phương pháp xác định giá đất một cách công khai, căn cứ theo từng loại đất, hạng đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá. Để không gây bức xúc và đơn thư khiếu nại của các hộ dân. Cán bộ này cần ghi chép đầy đủ, không bỏ sót các yếu tố quan trọng. Hỏi kinh nghiệm của cán bộ địa phương về thổ nhưỡng quanh công trình định xây dựng để có những ứng phó kịp thời.

- Với công trình lớn như thủy lợi Cầu Sơn – Cấm Sơn một số hộ dân nằm gần lòng hồ cần di dân thì phải xây dựng chính sách tái định cư, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho những hộ dân này.

- Khi chuẩn bị đầy đủ phương tiện lực lượng, thông tin, chính sách thì bắt đầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách của Tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng có ở địa phương đó. Nâng cao nhận thức của người dân về công tác giải phóng mặt bằng. Giải thích cho những hộ dân chưa hiểu chính sách đền bù để có sự phối hợp tốt giữa nhân dân và các cán bộ làm công tác đền bù.

- Cán bộ thực hiện công tác này nắm chắc luật đất đai cũng như chính sách đền bù đất ở mỗi địa phương.

- Có bản đồ quy hoạch rõ ràng để không xảy ra tranh cãi giữa người dân và cán bộ làm công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

- Cần sự phối hợp tốt giữa cán bộ của Ban và cán bộ địa phương nơi công trình được xây dựng, sự tuyên truyền tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Hiệu quả của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp giúp địa phương bàn giao mặt bằng xây dựng đúng thời gian, tránh làm chậm tiến độ thi công công trình.

3.4.1.5 Hoàn thiện công tác quản lý thi công, quản lý chất lượng công trình.

1. Cơ sở đưa ra giải pháp

Quản lý thi công, quản lý chất lượng công trình được thực hiện từ khi công trình bắt đầu hình thành đến khi kết thúc đưa công trình vào bàn giao đưa vào sử dụng. Hiện nay ở Ban còn nhiều hạn chế và thực hiện chưa đúng dẫn đến một số kênh sau khi xây dựng xong bị sạt lở.. Do đó làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án cũng như chất lượng của công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng.

2. Nội dung của giải pháp

- Cán bộ quản lý công tác này cần được đào tạo bài bản về chuyên môn và nghiệp vụ, có các chứng chỉ tư vấn giám sát…

- Xây dựng phương án quản lý ngay từ khâu lựa chọn nhà thầu thiết kế, thi công, giám sát với đội ngũ cán bộ - kỹ sư đạt trình độ chuyên môn và công nhân lành nghề, thiết bị thi công cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Tuân thủ chặt chẽ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và các quy định hiện hành là yêu cầu bắt buộc trong công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình.

- Ban cần lưu trữ quản lý chặt chẽ chất lượng hồ sơ khảo sát thiết kế, thi công, nghiệm thu của các đơn vị tư vấn chuyên nghành, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công. Với những sai sót trong quá trình quản lý cần ghi lại rõ ràng nguyên nhân, những biện pháp đã áp dụng để làm căn cứ hoặc áp dụng cho những công trình có sai sót tương tự.

- Với những cán bộ chưa đủ kinh nghiệm và các chứng chỉ nghiệp vụ thì không được tham gia quản lý thi công công trình. Ưu tiên, khuyến khích các cán bộ ưu tú đi học.

- Trong quá trình thực hiện công tác cần ghi chép đầy đủ để làm cơ sở đề ra những rút kinh nghiệm cho những công trình thi công sau

- Toàn bộ tài liệu về công trình đặc biệt là hồ sơ chất lượng cần được lưu trữ bảo quản cẩn thận, để sau tìm lại không mất thời gian.

4. Hiệu quả của giải pháp

Nếu giải pháp này thực hiện tốt giúp việc quản lý công trình của Ban đơn giản, ít gặp vướng mắc, chất lượng công trình được đảm bảo và thời gian, hiệu quả sử dụng công trình sau khi bàn giao nâng cao hơn.

3.4.1.6 Đổi mới công tác quản lý giá và thanh, quyết toán vốn đầu tư

1. Cở sở đưa ra giải pháp

Với thị trường luôn biến động về giá cả, khiến giá nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công luôn trong xu hướng tăng giá gây khó khăn cho Ban, nhà thầu và các đơn vị có liên quan luôn gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư là công tác cuối cùng để hoàn tất công trình. Nhưng việc thanh quyết toán vốn đầu tư hiện nay gặp khó khăn chủ yếu là do giải ngân chưa kịp thời và cán bộ làm công tác này chưa nắm vững nghiệp vụ dẫn đến khi thanh toán còn thiếu một số hồ sơ cần thiết. Đổi mới công tác này thật sự cần thiết để không làm tăng các chi phí quản lý dự án.

2. Nội dung của giải pháp

- Cán bộ làm công tác quản lý giá và thanh quyết toán vốn đầu tư là những người được đào tạo đúng chuyên môn, có kinh nghiệm ít nhất 1 năm trở lên. Ban cần cử những cán bộ này đi học để cập nhật thường xuyên các phương pháp và quy trình mới cũng như chính sách của nhà nước mới ban hành.

- Việc thanh quyết toán vốn đầu tư do Sở làm chủ đầu tư cần thực hiện nghiêm việc lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc

nguồn vốn Nhà nước. Do đó cán bộ thực hiện công tác này cần thực hiện đúng theo nghị định và thông tư này.

- Giá nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố khác liên quan đến giá cần kiểm soát chặt chẽ để không làm tăng quá nhiều giá trị Tổng mức đầu tư.

- Ban kiểm tra thường xuyên, chấn chỉnh động viên kịp thời đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng, các nhà thầu trong việc chấp hành quy định về nghiệm thu, lập hồ sơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại ban quản lý dự án sở nông nghiệp và ptnt tỉnh bắc giang (Trang 60 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)