Để quản lý tốt các dự án đầu tư ngoài áp dụng đúng và tuân thủ đầy đủ theo các quy định, văn bản pháp luật, nghị định, thông tư của Chính phủ và các Bộ ban hành, còn phải nắm rõ các chính sách nhà nước quy định trong công tác quản lý xây dựng để thực hiện tốt công việc quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Việc áp dụng các quy chuẩn tiêu chuẩn phải thống nhất trong một dự án.
Quản lý tốt chi phí, tiến độ của dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư là công việc chính để kiểm soát và quản lý tốt chi phí đầu tư của dự án. Kiểm soát tổng mức đầu tư, tổng dự toán để chi phí đầu tư xây dựng công trình khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng không vượt quá tổng mức đầu tư là điều cần thiết của nhà quản lý.
Để công trình đạt yêu cầu về chất lượng đảm bảo tối đa công năng sử dụng của công trình ta cần kiểm soát tốt các công tác sau:
Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng: Đây là khâu phức tạp và kéo dài. Có nhiều dự án công tác này kéo dài gây nhiều cản trở cho công tác chuẩn bị mặt bằng thi công. Cần phối hợp tốt với các ngành chức năng địa phương nơi xây dựng công trình để tổ chức đền bù và giải phóng mặt bằng nhanh hơn.
Giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật bao gồm:
Lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát và thiết kế: Hiện nay có rất nhiều đơn vị tư vấn thiết kế nhưng các nhà thầu tư vấn có chất lượng còn chưa nhiều, nhiều đơn vị tư vấn được thành lập theo luật doanh nghiệp mang tính hình thức, chất lượng thấp, nhiều lĩnh vực chuyên ngành mới tư vấn thiết kế còn thiếu và yếu kém dẫn đến nhiều thiết kế không phù hợp phải bổ sung, sửa đổi gây tốn kém, kéo dài thời gian. Do đó cần lựa chọn các đơn vị tư vấn khảo sát và thiết kế đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công trình, các đơn vị có kinh nghiệm thiết kế các công trình có cấp tương đương.
Giai đoạn lựa chọn tư vấn thẩm định: Thẩm định thiết kế, dự toán giữ vai trò rất quan trọng, phát hiện kịp thời các sai sót, kiến nghị các sửa đổi, bổ sung ngay từ giai đoạn thiết kế điều đó hạn chế sai phạm và giảm tình trạng sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai. Thực tế vẫn còn nhiều trường hợp thẩm định còn hình thức, chế độ trách nhiệm, chế tài còn thiếu cụ thể.
Giai đoạn đấu thầu thi công xây lắp: Đây là giai đoạn rất quan trọng để lựa chọn nhà thầu có năng lực, uy tín thực hiện giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất của dự án quyết định đến việc hoàn thành tiến độ, chất lượng và giá thành của dự án. Thời gian trong đấu thầu tùy từng công trình mà rút ngắn hay kéo dài, lựa chọn nhà thầu không phù hợp đều dẫn đến nhiều dự án bị chậm tiến độ, hiệu quả thấp.
Giai đoạn thi công xây lắp: Đây là giai đoạn quyết định thực hiện dự án đầu tư đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Giai đoạn này chủ yếu dựa vào các bên chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, nhưng hiện nay ở nước ta các đơn vị này chưa chuyên nghiệp, trình độ quản lý hay thi công còn yếu kém. Ngoài ra việc phân bổ vốn dàn trải vẫn phổ biến, trình tự thủ tục cấp vốn, thanh toán, chậm chễ dẫn đến tiến độ thi công kéo dài. Đặc biệt vật tư thiết bị từ nước ngoài cung cấp không đồng bộ, chậm tiến độ từ sản xuất, vận chuyển đến công trình là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thực hiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quản lý dự án xây dựng nói chung và quản lý dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư là một vấn đề đặc biệt quan trọng và được nhiều ban ngành nhà nước quan tâm. Thực trạng công tác quản lý dự án còn nhiều bất cập và các chính sách các quy định hiện hành, cách quản lý còn chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ. Việc quản lý tốt các dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư cần đòi hỏi các ban ngành, chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần nắm rõ các chủ chương của nhà nước, áp dụng đúng những quy định hiện hành về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của nhà nước.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo được các yếu tố chất lượng, tiến độ thời gian và chi phí. Vấn đề quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình tại ban quản lý dự án đang được quan tâm và nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các dự án một cách hiệu quả nhất.
Chương 1 tác giả luận văn chỉ nêu một số vấn đề chung về dự án và quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư, một số nghị định, thông tư của Chính phủ dùng để quản lý dự án đặc biệt là quản lý chất lượng công trình. Giúp hiểu khái quát về một số khái niệm chung – là tiền đề nghiên cứu thực trạng quản lý dự án hiện nay cụ thể xem xét tại Ban quản lý dự án Sở nông nghiệp và PTNT và đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác quản lý dự án trong xây dựng công trình giúp các cơ quan quản lý tốt các công trình đang xây dựng và đạt hiệu quả cao trong khai thác công trình khi bàn giao đưa vào sử dụng.
CHƯƠNG 2: ÐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN THỦY LỢI TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN