Trình độ và kinh nghiệm quản lý của cán bộ trẻ trong Ban vẫn chưa cao, chưa nắm vững quy trình quản lý các dự án, các bước thực hiện và kiểm soát vẫn còn lúng túng. Hầu hết cán bộ nhân viên trong Ban đều mới chỉ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực giám sát, tư vấn, định giá. Nên việc quản lý giám sát, kiểm tra, đánh giá hồ sơ thầu, hồ sơ chất lượng và quản lý chất lượng tiến độ của nhà thầu chưa cao dẫn đến chất lượng công trình chưa được hoàn thành đúng tiến độ.
- Hiện nay đội ngũ chuyên trách của Ban quản lý chưa đủ về số lượng cũng như chất lượng để kiểm tra, kiểm soát một số biến động giá dẫn đến thay đổi Tổng mức đầu tư thông qua việc ảnh hưởng của đơn giá đề bù, đơn giá vật tư, thiết bị, loại vật tư thiết bị sử dụng cho công trình. Đối với gian đoạn thi công thực hiện dự án những khối lượng công việc phát sinh cũng như những biến động về giá nguyên vật liệu ở thị trường ảnh hưởng đến vật tư thiết bị sử dụng cho công trình Ban chưa có giải pháp quản lý và khống chế được những tác động làm ảnh hưởng đến chi phí cũng như tiến độ thực hiện của dự án.
Cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật chưa đảm bảo: Ban quản lý chưa được xây dựng phòng kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị sử dụng cho các dự án xây dựng công trình. Chưa có những máy móc thiết bị kiểm tra riêng ngoài hiện trường như máy đo vẽ toàn đạc, máy kiểm tra chất lượng bê tông hiên trường.
Bên cạnh những tồn tại trong nội bộ của Ban quản lý thì một số công tác ngoài hiện trường còn tồn tại cần được khắc phục:
1- Công tác tổ chức thẩm định để phê duyệt các dự án mới dừng lại ở công đoạn tính toán kiểm tra lại khối lượng theo bản vẽ thiết kế. Chất lượng thẩm định chưa chính xác dẫn đến thiệt hại cho nhà thầu xây lắp, tuy nhiên chế tài để phạt thiết kế và thẩm định chưa rõ ràng, mọi rủi ro đều nhà thầu xây lắp gánh chịu.
Ví dụ: Dự án Trung tâm Giống thuỷ sản cấp I có gói thầu dự toán bỏ sót trên 100m3 gạch ED5 làm thiệt hại cho nhà thầu gần 100 triệu đồng.
+ Việc nghiệm thu tài liệu khảo sát địa hình, địa chất và nghiệm thu đồ án thiết kế dự toán làm còn qua loa đại khái. Công tác kiểm tra xem xét của Chủ đầu tư trước khi trình các cơ quan để thẩm định phê duyệt chưa tốt. Ví dụ: Dự án Cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Yên Dũng còn để tình trạng : Kênh cứng 2 đầu ở giữa còn đoạn trên 300m vẫn là kênh đất. Có đoạn kênh 2 gói thầu thiết kế trùng vào nhau. Có đoạn kênh nhánh, cao trình đáy kênh lại cao hơn nhiều so với cao trình đáy kênh chính dẫn đến tình trạng kênh treo.
2- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư luôn là công việc khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian công sức, mà thường phải đối mặt với đơn thư khiếu tố, hoặc kiện tụng.
Ví dụ: Ban Quản lý dự án năm 2007 có khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn: dự án tu bổ đê điều thường xuyên với kinh phí đền bù 2.450 triệu đồng, nhưng phân tán ở nhiều địa điểm của 5 huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng, Lục Nam; Dự án cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Yên Dũng với kinh phí bồi thường 4.587 triệu đồng (có 1.167 triệu đồng phê duyệt năm 2006); Dự án Cải tạo nâng cấp đê Sông Thương - thành phố Bắc Giang với kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 1.124 triệu đồng; Trong năm 2007 Tiểu dự án Cầu Sơn - Cấm Sơn hầu như không phải đền bù giải phóng mặt bằng (trừ một ít diện tích bãi vật liệu đất sét để đắp mang đập tràn).
Do phối hợp tốt với chính quyền các địa phương nên tuy khối lượng công việc rất lớn nhưng công tác đo vẽ, kê kiểm, úp giá, thẩm định và phê duyệt phương án vẫn thực hiện đúng trình tự, đảm bảo việc giao mặt bằng để phục vụ thi công. Tuy nhiên công tác đền bù giải phóng mặt bằng cũng còn bộc lộ những thiếu sót cần phải khắc phục đó là :
+ Xác định vị trí bãi vật liệu đất đắp đê làm quy trình chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng đo vẽ, kê kiểm xong lại thay đổi do đó chậm tiến độ đắp đê, nhà thầu thi công phải chờ đợi, máy móc thiết bị và nhân công phải trả tiền khống.
Ví dụ: Đoạn đê tả Cầu K32+230-K33+020 bị sạt trượt, xuất hiện mạch đùn mạch sủi trong mùa mưa lũ năm 2012, nguy cơ cao mất an toàn. Để khắc phục sự
hiện, trong đó có hạng mục cải tạo, nâng cấp đoạn đê này với tổng kinh phí đầu tư gần 3 tỷ đồng. Công trình do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư và ủy quyền cho Ban Quản lý dự án trực thuộc trực tiếp quản lý. Theo thiết kế ban đầu, vật liệu để đắp đê hoàn toàn bằng đất. Với gần 30 nghìn m3
khối thì diện tích đất lúa phải lấy tương đối lớn, khoảng 1,5 ha. Chủ đầu tư cùng các bên liên quan đã tìm được bãi vật liệu cách vị trí đắp đê gần 2 km nhưng khi kiểm tra thì chất đất ở đây không phù hợp. Vì vậy phải thay đổi phương án thiết kế đó là chuyển một phần vật liệu từ đất sang cát và được cấp có thẩm quyền phê duyệt vào tháng 4/2013. Khi đó, bãi vật liệu được chọn chỉ cách vị trí đắp đê vài chục mét, rất thuận lợi cho vận chuyển.
+ Việc thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số huyện chưa quan tâm thích đáng thường để kéo dài, chính sách đền bù chưa rõ ràng, do vậy không trả tiền cho dân kịp thời gây nhiều ý kiến bức xúc. Lãnh đạo Ban phụ trách cũng chưa có biện pháp và chưa phối hợp tốt với Ủy ban nhân dân huyện để tháo gỡ.
Ví dụ: Tại huyện Hiệp Hòa khi thi công đê tả Cầu, việc giải phóng mặt bằng lại gặp khó khăn. Do diện tích bãi vật liệu được chọn có khoảng 300 hộ trong xã thường xuyên trồng màu; số hộ đông, mỗi người một ý kiến, có người đòi hỏi chính sách đền bù trái với quy định của Nhà nước. Có tình trạng này là do chính quyền sở tại chưa vào cuộc quyết liệt, chưa có sự phối hợp đồng bộ, thường xuyên giữa các đơn vị; đồng thời chưa giải thích rõ ràng, đầy đủ những quy định liên quan, dẫn tới nhân dân thắc mắc, kiến nghị nhiều lần làm chậm tiến độ bàn giao mặt bằng. Dự án được triển khai từ tháng 2 nhưng đến giữa tháng 5 nhà thầu mới nhận được mặt bằng thi công. Ngày 20-6 vẫn còn hai hộ thuộc diện giải tỏa chưa nhất trí với phương án đền bù.
+ Ðối với đền bù giải phóng mặt bằng nhiều dự án khi đo đạc, kê kiểm chưa chính xác còn bỏ sót nhiều, việc bổ sung không kịp thời làm cho nhiều gói thầu vừa thi công vừa chờ mặt bằng, dẫn đến chậm tiến độ và thiệt hại cho nhà thầu. Lãnh đạo Ban phụ trách còn chưa sâu sát, chưa có biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ kịp thời. Ví dụ: Dự án cải tạo hệ thống thủy lợi Nam Yên Dũng tại tuyến kênh Yên Tập - Trại Cán do Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Lộc (Bắc Giang) thi công. Theo thiết kế, tuyến kênh này có chiều dài hơn 3 km chạy qua nhiều thôn xóm và khu dân cư do đó việc thi công gặp nhiều khó khăn. Có một số hộ dân bị đo thiếu
đất nơi có tuyến kênh chạy qua. Đơn vị khảo sát trong quá trình đo đạc còn bỏ qua nhiều chỗ có nền đất yếu gây khó khăn cho công tác thi công vì đây là kênh chìm.
3- Công tác giám sát quản lý thi công các công trình đang triển khai còn một số tồn tại cần khắc phục như:
+ Công tác phân công phân nhiệm còn chưa chặt chẽ kịp thời, năng lực của một số cán bộ giám sát còn hạn chế dẫn đến thi công không đúng thiết kế không phát hiện ra.
Ví dụ: Hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Thắng, Bích Động, Kép, Lục Nam và công trình mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt khối lượng giảm do thi công không đúng thiết kế làm chênh lệch giảm số tiền giữa báo cáo quyết toán và sau kiểm toán là 150.557.744 đồng.
+ Tiến độ thi công của một số dự án còn chậm so với kế hoạch nguyên nhân do năng lực của một số nhà thầu thi công còn hạn chế, điều kiện thời tiết không thuận lợi.
4- Công tác quản lý chất lượng công trình thực hiện cũng còn những thiếu sót cần phải khắc phục đó là :
+ Do lực lượng quản lý còn mỏng nên khi chỉ đạo tu bổ đê điều thường xuyên một cán bộ phải theo dõi 2 đoạn đê không ở liền nhau, vậy khi có mặt ở đoạn này thì sẽ không có mặt ở đoạn khác, như vậy có thể coi là không có mặt thường xuyên tại hiện trường.
Ví dụ: Dự án cải tạo nâng cấp hệ thống Cầu Sơn - Cấm Sơn hiện nay bao gồm nhiều trạm bơm và tuyến kênh. Tuy nhiên do lực lượng quản lý còn mỏng nên 1 cán bộ vừa phụ trách tuyến kênh Y2 từ Xương Lâm đi Đại Lâm và kênh Tây đoạn từ thôn Cánh (Mỹ Hà) xuống Dương Đức
+ Nhật ký công trình xây dựng còn một số cán bộ còn chưa quan tâm đúng mức, ghi chép còn sơ sài, không logic. Lãnh đạo chưa thường xuyên kiểm tra nhật ký để uốn nắn kịp thời.
Ví dụ: Nhật ký thi công Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đê các xã Quế Nham, Liên Chung (dài 1,2 km) thành đê cấp III; Dự án kiên cố hoá mặt đê Hữu Thương và 2 bờ kênh chính qua huyện Tân Yên còn ghi chép không đầy đủ, ghi lấy lệ mà chưa đúng với thực tế thi công ngoài hiện trường.
+ Phương pháp quản lý chỉ đạo của một số phó giám đốc còn hạn chế, chưa sâu sát, chưa tháo gỡ kịp thời những vướng mắc ách tắc ở ngoài hiện trường. Một số bước trong quy trình thay đổi hoặc bổ sung thiết kế thiết kế thi công làm chưa kịp thời hoặc bị lỗi. Khi thi công điều kiện thực tế khác so với thiết kế nhưng khống có biện pháp khắc phục dẫn đến công trình thi công xong mà không sử dụng theo đúng mục đích thiết kế.
Ví dụ: Kênh Tây là một hạng mục thuộc dự án hệ thống thuỷ lợi Sông Sỏi dài 5,6 km là đoạn kênh chính tưới tự chảy cho hầu hết diện tích sản xuất của 2 xã Tam Hiệp và Tân Hiệp. Tuy nhiên, do nằm trên địa hình miền núi nên một số diện tích tại thôn Đền Cô xã Tam Hiệp cao cục bộ, mặt ruộng cao hơn cao trình điểm đầu mối của cả tuyến, nên không thể thực hiện theo hình thức tưới tự chảy được mà chỉ tạo được nguồn phục vụ bơm nước tưới cho sản xuất.
5- Công tác quản lý vốn và thanh quyết toán vốn đầu tư còn tồn tại như: Nhiều công trình đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa hoàn tất các thủ tục hồ sơ thanh quyết toán để thanh toán. Hoặc đã đủ hồ sơ nhưng khi kiểm tra còn nhiều thiếu sót phải bổ sung. Nhiều nhà thầu còn chưa nắm vững quy trình thủ tục thanh toán.
6- Công tác lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công: Các cán bộ trong Ban khi tốt nghiệp đại học và về công tác tại Ban hầu hết chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý đánh giá và lên đề mục hồ sơ đề xuất. Chưa được đào tạo qua bất kỳ lớp quản lý dự án và tư vấn đấu thầu nào, dẫn đến việc đánh giá chấm thầu và lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm có đủ thiết bị máy móc và đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu của mỗi công trình còn chưa chuẩn.
Các văn bản quy phạm, luật, nghị định, thông tư áp dụng trong công tác quản lý, các tiêu chuẩn quy chuẩn áp dụng cho các dự án chưa được thống nhất và đồng bộ, gây khó khăn trong công tác quản lý của Ban. Cán bộ công nhân viên chưa tìm hiểu nghiên cứu kỹ các quy định trong công tác quản lý để quản lý chặt chẽ hơn đối với chất lượng, chi phí và thời gian thực hiện của dự án. Nhiều văn bản quy định được áp dụng thực hiện nhưng văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể ban hành chậm gây nhiều khó khăn cho việc áp dụng và quản lý của Ban và đơn vị nhà thầu.