Những nhân tố về quá trình thực hiện khảo sát thu thập số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất phương pháp xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty tnhh một thành viên thủy lợi phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 29)

1. Sử dụng số liệu thực tế có chọn lọc, phê phán, chỉnh lý

Trong khảo sát số liệu để xây dựng định mức, số liệu thực tế tuy thu thập đúng cách nhưng cũng chỉ phản ánh được một trạng thái, một hiện tượng của sự vật hoặc sự việc trong một điều kiện cụ thể, chứ chưa thể hiện được quy luật phát triển khách quan của nó. Khi thu thập thông tin để lập định mức kinh tế kỹ thuật có thể gặp các trường hợp sau đây:

- Số liệu thu được quá bi quan do cách nhìn hoặc quan điểm của người thu thập thông tin.

- Số liệu thu được phản ánh quá lạc quan so với thực tế sản xuất.

- Số liệu thu được phản ánh sát thực khi làm đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật. Như vậy, để có được số liệu phản ánh một cách xác thực cần phải sử dụng phương pháp chọn mẫu và thông qua kiểm tra mối quan hệ tương quan chặt chẽ để lựa chọn, xử lý.

Để đạt được nguyên tắc này, khi lựa chọn đối tượng để xây dựng định mức, phải đảm bảo các yêu cầu như:

- Về năng suất, phải chọn các mẫu hao phí đảm bảo nguyên tắc “năng suất trung bình tiên tiến” thay vì năng suất cao nhất hoặc thấp nhất hoặc trung bình.

- Đại diện về thời gian làm việc: Để định mức được xây dựng mang tính chất đại diện thì số liệu lấy để lập định mức phải mang tính chất đại diện về thời gian làm việc như đại diện mùa trong năm, đại diện của các ngày làm việc trong tuần, ca làm việc trong ngày, trong các điều kiện thời tiết, điều kiện sản xuất khác nhau.

- Đại diện về không gian làm việc: các vùng miền khác nhau thì định mức cũng có thể khác nhau do thời tiết, địa hình và tập quán của từng địa phương.

3. Khảo sát các quá trình sản xuất theo cách phân chia thành các công đoạn

Chia quá trình sản xuất thành các công đoạn hợp lý, chuẩn, loại bỏ các động tác thừa, hợp lý hoá các thao tác. Với cách phân chia như vậy, khi áp dụng các định mức để tổ chức quản lý sản xuất sẽ dễ dàng nắm được khâu nào còn yếu cần phải hoàn thiện và phải điều chỉnh bổ sung định mức như thế nào.

4. Khi lập định mức cần phải xem xét mối liên hệ tương quan giữa các công việc nhằm đảm bảo tính khoa học và công bằng

Trong hoạt động xây dựng định mức, những công việc khó hơn, phức tạp hơn, nặng nhọc hơn thì phải được đánh giá cao hơn, hoặc năng suất làm việc bằng thủ công thì không thể bằng hoặc cao hơn năng suất làm bằng máy. Vì vậy, mối liên hệ tương quan giữa các công việc là căn cứ để đánh giá xây dựng mức cho chính xác và phù hợp.

5. Sự thống nhất (phù hợp) giữa điều kiện tiêu chuẩn và trị số định mức

Thực hiện một công việc nhất định thì có một định mức tương ứng phù hợp; hay nói một cách khác điều kiện sản xuất thay đổi, thì định mức cũng phải thay đổi tương ứng.

6. Việc xây dựng, ban hành định mức phải có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn

Trước khi ban hành, người lao động phải được thảo luận, áp dụng thử và góp ý bổ sung, sửa đổi. Định mức đã ban hành không được tùy ý sửa đổi mà cần được nghiên cứu đánh giá bàn bạc, xem xét xây dựng điều chỉnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất phương pháp xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty tnhh một thành viên thủy lợi phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)