Hệ thống định mức Kinh tế – Kỹ thuật cần xây dựng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất phương pháp xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty tnhh một thành viên thủy lợi phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 72)

3.2.1. Định mức lao động và đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm

1. Ý nghĩa và tác dụng của định mức lao động

Việc xây dựng định mức lao động cho công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi là yêu cầu hết sức cần thiết. Định mức lao động là cơ sở khoa học để tổ chức lao động, tổ chức sản xuất và phân phối tiền lương hợp lý, là căn cứ để bố trí sắp xếp lao động hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động; thực hiện giao khoán cho các cụm, trạm thuỷ nông, gắn trách nhiệm với kết quả của người lao động.

Định mức lao động còn là cơ sở cho các doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính và thực hiện hạch toán kinh tế và quản lý doanh nghiệp hàng năm.

2. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

Căn cứ xây dựng định mức lao động là quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về quản lý vận hành công trình; hiện trạng công trình và máy móc thiết bị; điều kiện khí hậu thời tiết của khu vực tưới tiêu (tính toán trong điều kiện bình thường) và các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước đối với người lao động.

- Định mức lao động phải hình thành từ định mức nguyên công (nguyên công công nghệ, nguyên công phụ trợ, phục vụ) của toàn bộ nội dung các công việc trong từng công đoạn của quản lý vận hành công trình và định biên của từng bộ phận và lao động quản lý.

- Mức lao động phải hợp lý và tiên tiến, phản ảnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm lao động tiên tiến, thể hiện được sự tiến bộ về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý sản xuất.

- Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc và phù hợp với cấp bậc công nhân; bảo đảm cải thiện điều kiện làm việc, đổi mới kỹ thuật công nghệ và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động. Quá trình xây dựng định mức lao động phải gắn liền với công tác chấn chỉnh và cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến tổ chức lao động nhằm tăng năng suất lao động ở cơ sở.

- Đối với định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm thì trong quá trình tính toán, xây dựng định mức phải căn cứ vào các thông số kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chế độ làm việc của thiết bị, kết hợp với những kinh nghiệm tiên tiến theo điều kiện áp dụng rộng rãi và các yêu cầu về chấn chỉnh tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý.

- Khi xây dựng định mức lao động tổng hợp thì không tính hao phí lao động làm sản phẩm phụ, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng cơ bản, chế tạo, lắp đặt thiết bị. Những hao phí lao động cho các loại công việc này được xây dựng định mức lao động tổng hợp riêng. Khi xây dựng định mức lao động tổng hợp, công ty đồng thời phải xác định độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc bình quân theo phương pháp bình quân gia quyền.

3. Nguyên tắc lập đơn giá tiền lương

Đơn giá tiền lương được lập phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau: - Đơn giá tiền lương phải được xây dựng trên cơ sở định mức lao động trung bình tiên tiến của doanh nghiệp và trên cơ sở chế độ chính sách tiền lương do Nhà nước quy định.

- Tiền lương và thu nhập của người lao động phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm dịch vụ thực hiện và chất lượng sản phẩm dịch vụ đó.

- Đơn giá tiền lương được tính toán dựa trên cơ sở chế độ chính sách tiền lương do Nhà nước quy định tại từng thời kỳ.

3.2.2. Định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định

1. Ý nghĩa, tác dụng của định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định

Định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định là cơ sở khoa học để xác định mức chi phí hợp lý cho công tác quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng công trình thuỷ lợi hiệu quả và bền vững, giúp cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ để cấp và duyệt quyết toán các chi phí cho các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi. Định mức sửa chữa thường xuyên TSCĐ chi tiết là cơ sở để giao khoán về nội dung sửa chữa thường xuyên tới các cụm trạm và người lao động, là căn cứ để thanh quyết toán giữa công ty với các xí nghiệp, giữa xí nghiệp với các cụm, trạm thuỷ nông.

Việc xây dựng và áp dụng định mức cho công tác sửa chữa thường xuyên là một giải thiết yếu trong công tác quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng công trình thuỷ lợi, khắc phục tình trạng hư hỏng, xuống cấp của hệ thống công trình thuỷ lợi.

2. Nguyên tắc xây dựng định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định

Định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phải tính toán được đầy đủ hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công đúng, đủ các hao phí cần thiết phù hợp với mức độ trang bị và năng lực thực hiện của các đơn vị.

+ Thời gian định mức: cho từng công việc đã kể đến thời gian nghỉ ngơi, do nhu cầu tự nhiên, thời gian ngừng việc do trình độ tổ chức nơi làm việc, khả năng kỹ thuật và tình hình trang bị, dụng cụ làm việc. Thời gian định mức được tính theo giờ công, giờ công được quy đổi ra ngày công tính theo cấp bâc công việc bình quân cho từng hạng mục công việc.

+ Thành phần công nhân:Bố trí người để thực hiện các công việc trong định mức căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật và tổ chức lao động hợp lý để thực hiện công việc đó.

+ Xây dựng định mức cần thực hiện công tác kiểm tra: trước khi sửa chữa cần kiểm tra khảo sát cơ bản toàn bộ hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, công trình, kênh mương, nhà, xưởng.

- Công tác sửa chữa máy móc: Công nhân sửa chữa cần nắm vững tính năng của máy móc, thiết bị, các phương pháp kiểm tra, tháo lắp, sửa chữa không làm hư hỏng phụ tùng (phụ tùng có thể còn sử dụng lại). Sau mỗi công việc lắp, phải tiến hành kiểm tra nghiệm thu từng phần, kết quả sửa chữa phải đạt yêu cầu kỹ thuật quy định.

- Sau sửa chữa: Phải kiểm tra toàn bộ, thử máy, nghiệm thu, bàn giao.

Định mức chi tiết cho công tác sửa chữa TSCĐ toàn bộ hệ thống công trình thuỷ lợi gồm nhiều danh mục, trong mỗi danh mục công tác sửa chữa phải lựa chọn được thước đo định mức, đơn vị đo và được thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng phù hợp đầy đủ các khoản mục hao phí.

3.2.3. Định mức sử dụng nước mặt ruộng

1. Ý nghĩa của việc tính toán định mức sử dụng nước

Mức sử dụng nước tưới tại mặt ruộng có vai trò quan trọng trong việc quy hoạch thiết kế các hệ thống tưới, lập kế hoạch dùng nước trong quá trình quản lý khai thác các hệ thống đó, đồng thời làm cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với các điều kiện khác nhau.

Trong công tác quản lý vận hành định mức sử dụng nước tưới tại mặt ruộng : - Làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước giao các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, phục vụ cho các xí nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi,

- Làm cơ sở để các đơn vị, xí nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi lập kế hoạch sản xuất hàng năm,

- Làm căn cứ để các xí nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý và giao khoán cho các bộ phận sản xuất trực tiếp trong đơn vị,

- Làm cơ sở để thanh quyết toán khoản mục chi phí quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi.

2. Nguyên tắc xây dựng định mức sử dụng nước mặt ruộng

Việc tạo cho cây trồng một chế độ nước thích hợp đồng thời với các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí, loại cây trồng, đất đai, phương

thức canh tác, kỹ thuật tưới là một vấn đề hết sức quan trọng. Để đảm bảo chế độ cung cấp nước thích hợp trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng, định mức sử dụng nước mặt ruộng cần phải được tính toán dựa trên cơ sở:

- Loại cây trồng, đặc điểm sinh trưởng và phát triển cụ thể tương ứng với yêu cầu nước trong từng giai đoạn để sao cho cây trồng và vật nuôi đạt được năng suất cao cũng như đạt hiệu quả sử dụng nước tối ưu.

- Phương thức canh tác của loại cây trồng (ví dụ như đối với cây lúa thì chế độ tưới sẽ khác nhau nếu áp dụng phương thức gieo sạ hoặc cấy, v.v…)

- Các yếu tố khí tượng thủy văn bao gồm lượng bốc hơi, lượng mưa vụ, độ ẩm, tốc độ gió và số giờ nắng trong năm.

- Các yếu tố về đất đai (loại đất và địa hình của khu đất)

Các yếu tố trên thường khác nhau từ khu vực này đến khu vực khác và cũng thay đổi thường xuyên theo thời gian. Do vậy việc tính toán phải dựa trên cơ sở sử dụng các số liệu điều tra thí nghiệm cho từng khu vực tưới đối với từng loại hình nuôi trồng và tính theo tần suất của các yếu tố khí tượng nhằm điều chỉnh sao cho phù hợp ứng với năm thực tế tưới tiêu.

3.2.4. Định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới

1. Ý nghĩa, tác dụng của định mức tiêu thụ điện cho bơm tưới

Mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới phản ánh khả năng hoạt động của công trình đầu mối trạm bơm đồng thời với các điều kiện về quản lý khai thác như biện pháp tưới, chế độ tưới thích hợp, hiệu quả sử dụng nguồn nước, giảm các mức hao phí lao động, nhân công không cần thiết .

Trong công tác quản lý vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới nhằm phục vụ các nhiệm vụ chính sau đây:

- Làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và xác định mức chi phí hợp lý của đơn vị,

- Làm cơ sở để các đơn vị, xí nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi lập kế hoạch sản xuất hàng năm, thực hiện giao khoán điện năng tiêu thụ cho từng cụm

trạm để nâng cao hiệu quả công tác bơm tưới, thực hiện thanh quyết toán các khoản mục chi phí cho công tác bơm tưới nước của đơn vị.

2. Nguyên tắc xây dựng định mức điện năng cho bơm tưới

Định mức điện tưới được tính toán dựa trên các yếu tố về đầu vào của quá trình bơm tưới (tổng lượng nước sử dụng tại mặt ruộng cho từng loại đối tượng canh tác), các yếu tố trung gian (năng lực chuyển tải nước của hệ thống kênh mương từ đầu mối trạm bơm tới mặt ruộng) và các yếu tố đầu ra (năng lực thực tế của trạm bơm trong việc bơm nước tưới) trong các điều kiện thời tiết khác nhau.

Việc tính toán định mức điện tưới cần phải dựa trên:

- Quy trình, quy phạm quản lý vận hành công trình thuỷ lợi; - Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi;

- Điều kiện sản xuất nông nghiệp (biện pháp canh tác, thời vụ, đặc trưng đất trồng, cây trồng...);

- Điều kiện tự nhiên khí hậu (mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi,...).

3.2.5. Định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tiêu

1. Ý nghĩa, tác dụng của định mức điện bơm tiêu

Mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới phản ánh khả năng hoạt động của công trình đầu mối trạm bơm đồng thời với các điều kiện về quản lý khai thác như biện pháp tưới, chế độ tưới thích hợp, hiệu quả sử dụng nguồn nước, giảm các mức hao phí lao động, nhân công không cần thiết.

Trong công tác quản lý vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới nhằm phục vụ các nhiệm vụ chính sau đây:

- Làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và xác định mức chi phí hợp lý của đơn vị,

- Làm cơ sở để các đơn vị, xí nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi lập kế hoạch sản xuất hàng năm, thực hiện giao khoán điện năng tiêu thụ cho từng cụm trạm để nâng cao hiệu quả công tác bơm tiêu, thực hiện thanh quyết toán các khoản mục chi phí cho công tác bơm tiêu thoát nước của đơn vị.

2. Nguyên tắc xây dựng định mức điện bơm tiêu

Về nguyên tắc bơm tiêu là việc sử dụng năng lượng điện để bơm lượng nước thừa không sử dụng trong một thời đoạn nào đó ra ngoài sông, biển để đảm bảo nước không gây tác hại lớn cho sản xuất, môi trường và phát triển kinh tế trong vùng hệ thống.

Định mức điện tiêu được tính toán dựa trên các yếu tố đầu vào như khí tượng thủy văn của vùng tính toán kết hợp với các yếu tố của các đối tượng sử dụng đất (đất trồng lúa, màu và đất phi canh tác), và các yếu tố đầu ra (năng lực thực tế của trạm bơm tiêu) trong các điều kiện thời tiết khác nhau.

Định mức nước tiêu và phân bố khối lượng nước cần bơm tiêu từng thời đoạn căn cứ vào điều kiện khí tượng thủy văn như mưa, nắng, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi,... và điều kiện sản xuất nông nghiệp như biện pháp canh tác, thời vụ, đặc trưng đất trồng và khả năng chịu ngập của cây trồng,....

3.2.6. Định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu cho vận hành, bảo dưỡng

1. Ý nghĩa và tác dụng của định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu

Ứng dụng thực tế của định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu trong công tác quản lý vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi là:

Các đơn vị khai thác quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi có thể căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu để chủ động lập kế hoạch chi phí vật tư nguyên nhiên liệu cho vận hành bảo dưỡng máy móc thiết bị, chủ động trong cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất, giảm công sức trong điều hành quản lý sản xuất.

Có cơ sở để các đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi cấp phát vật tư, nguyên nhiên liệu trực tiếp đến các cụm, trạm bơm và từng công trình cụ thể, theo dõi và giám sát việc sử dụng vật tư nguyên nhiên liệu trong quản lý vận hành bảo dưỡng hệ thống công trình thuỷ lợi.

Các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi có thể áp dụng định mức vật tư để giao khoán chi phí vật tư nguyên nhiên liệu cho các đơn vị trực thuộc hoặc nhóm và người lao động trực tiếp vận hành máy móc thiết bị nhằm mục tiêu tiết

kiệm chi phí sản xuất, đảm bảo máy móc thiết bị được vận hành theo công suất thiết kế.

Các đơn vị quản lý nhà nước có cơ sở để giao kế hoạch, đặt hàng hoặc đấu thầu các khoản mục chi phí về vật tư, nguyên nhiên liệu cho vận hành bảo dưỡng máy móc thiết bị hệ thống công trình thủy lợi. Định mức cũng là căn cứ để thực hiện công tác thanh quyết toán các khoản mục chi phí liên quan.

2. Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu

Việc xây dựng định mức tiêu hao vật tư phải dựa trên các nguyên tắc:

- Dựa trên thực trạng về máy móc và thiết bị hiện có trong hệ thống công trình thuỷ lợi đơn vị đang quản lý (gồm số lượng, chủng loại, tuổi thọ, tình trạng kỹ thuật,…).

- Dựa trên các quy trình quy phạm vận hành bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị hiện có (máy bơm, động cơ, thiết bị đóng mở).

- Dựa vào số giờ vận hành thực tế của các trạm bơm và số lần vận hành các

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất phương pháp xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty tnhh một thành viên thủy lợi phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 72)