Tình hình áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất phương pháp xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty tnhh một thành viên thủy lợi phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 39)

công trình thủy lợi ở nước ta

Theo số liệu điều tra, tính đến thời điểm hiện nay hầu hết các đơn vị mới áp dụng định mức cho công tác lập kế hoạch và thanh quyết toán các khoản mục chi phí. Công tác quản lý áp dụng hình thức giao khoán trên cơ sở định mức cũng đã được thực hiện ở một số đơn vị. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng công tác khoán còn hạn chế ở một hoặc hai khoản mục chi phí như chi phí tiền lương hoặc chi phí điện năng.

Một số đơn vị làm tốt công tác khoán đã thực hiện khoán nhiều khoản mục chi phí. Ví dụ, tỉnh Hải Dương đã thực hiện khoán 5 khoản mục: chi phí tiền lương, chi phí tiêu hao điện năng tưới tiêu, chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí vật tư nguyên nhiên liệu cho công tác vận hành bảo dưỡng máy móc thiết bị, và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Công ty thuỷ nông Sông Chu (tỉnh Thanh Hoá), Công ty khai thác CTTL Đông Anh (Hà Nội) đã thực hiện khoán chi phí tiền lương, chi phí điện năng cho các xí nghiệp, cụm trạm quản lý trong nhiều năm qua.

Qua phân tích số liệu điều tra khảo sát về thực hiện khoán chi phí ở một số địa phương cho thấy sau khi hệ thống định mức được xây dựng và áp dụng cơ chế giao khoán đến nhóm và người lao động, kết quả quản lý khai thác đạt được rất đáng khích lệ. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nâng cao, hệ thống công trình được vận hành bảo dưỡng tốt hơn, giảm ngân sách cấp bù hàng năm, giảm bộ máy quản lý và tăng thu nhập cho người lao động.

Tóm lại, công tác xây dựng và áp dụng định mức KTKT trong quản lý khai thác CTTL trong cả nước đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ. Việc áp dụng định mức KTKT trong công tác quản lý, khai thác CTTL đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công trình. Các công trình có điều kiện mở rộng diện tích phục vụ, tiết kiệm nước và điện năng tiêu thụ. Sau khi triển khai áp dụng, có nhiều đơn vị quản

lý khai thác công trình thuỷ lợi đó nâng cao được đời sống cho người lao động, giảm bớt được một số khó khăn và đáp ứng tương đối kịp thời cho công ty trong việc phục vụ sản xuất.

Việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nhằm các mục tiêu chủ yếu sau đây:

- Là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch cho các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu theo Nghị định 31/2005/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư 11/2009/TT-BTC của Bộ tài chính về Hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; thông tư số 56 /2010/TT- BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ NN&PTNT Quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi và các mục đích khác.

- Là cơ sở để các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi xác định các khoản mục chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện hạch toán kinh tế có hiệu quả.

- Là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất, tài chính và chi phí hàng năm.

- Là cơ sở để thanh quyết toán các khoản mục chi phí theo kết quả sản xuất, đồng thời là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, giám sát và phê duyệt kế hoạch sản xuất và sử dụng lao động, thanh quyết toán chi phí, xác định mức cấp bù cho doanh nghiệp.

- Là cơ sở để giao khoán cho các xí nghiệp, cụm, trạm thuỷ nông, gắn kết quả với trách nhiệm của người lao động và bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và trách nhiệm của người lao động, gắn chế độ lương thưởng với kết quả sản xuất. Quản lý vận hành công trình theo đúng quy trình, quy phạm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tuổi thọ công trình.

Tuy nhiên trên thực tế công tác xây dựng và áp dụng định mức vẫn còn nhiều hạn chế cả về phạm vi và mức độ do:

- Sự chỉ đạo chưa sát sao của chính quyền và sự phối hợp chưa tốt của các cơ quan quản lý ngành ở định phương đối với các đơn vị quản lý khai thác CTTL,

- Việc xây dựng các chỉ tiêu định mức KTKT là một công việc phức tạp cần có kinh nghiệm và khi áp dụng cần có đầy đủ nhận thức và quyết tâm thực hiện.

- Công tác thẩm định, phê duyệt định mức không được duyệt do định mức được xây dựng không đủ cơ sở khoa học.

Việc nghiên cứu xây dựng quy trình và phương pháp lập định mức KTKT chuẩn sẽ là cơ sở để các địa phương cũng như các đơn vị thực hiện công tác xây dựng và áp dụng định mức được tốt hơn.

Kết luận chương 1

Công tác xây dựng và áp dụng định mức KTKT trong quản lý khai thác CTTL ở nước ta trong thời gian vừa qua đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ. Nếu việc áp dụng định mức KTKT trong công tác quản lý, khai thác CTTL được thực hiện gắn với cơ chế khoán chi phí, khoán công việc hoặc khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động thì sẽ giảm những thất thoát do công tác quản lý không chặt chẽ gây ra. Những định mức như định mức sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho vận hành bảo dưỡng,… được thực hiện đầy đủ sẽ duy trình năng lực phục vụ của công trình và nâng cao tuổi thọ hệ thống. Việc áp dụng cơ chế khoán ở các đơn vị thủy nông sẽ góp phần thực hiện phân cấp mạng hợn xuống từng Xí nghiệp, cụm, trạm, nhóm và người lao động để cải thiện chất lượng dịch vụ.

Công tác xây dựng định mức là công việc cần được tiến hành thường xuyên. Qua từng năm các đơn vị cần rà soát, đánh giá lại các chỉ tiêu định mức để điều chỉnh, bổ xung và hoàn thiện hệ thống định mức sao cho phù hợp với thực tế quản lý sản xuất.

Việc xây dựng và áp dụng hệ thống định mức KTKT là một công tác quan trọng trong công tác quản lý, khai thác CTTL. Trong thời gian tới định mức sẽ là cơ sở để thực hiện đổi mới công tác quản lý tiến tưới áp dụng hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng trong quản lý khai thác CTTL. Giải pháp này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh thực hiện Nghị định 115/2008/NĐ-CP nay là Nghị đinh 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THỦY LỢI

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất phương pháp xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty tnhh một thành viên thủy lợi phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 39)