Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương sóng ánh sáng (vật lý 12 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường Trung học Phổ thông (Trang 92 - 94)

3.3.1 Khống chế những ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm sư phạm.

Để kết quả thực nghiệm đƣợc khách quan, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã cố gắng khống chế các tác động không thực nghiệm một cách tối đa trong đó điều kiện chủ quan của đối tƣợng thực nghiệm (HS, GV, tiết học) là những nhân tố cần giữ đƣợc ổn định. Từ đấy chúng tôi đã tiến hành cân

bằng và ổn định điều kiện chủ quan của đối tƣợng thực nghiệm một cách tƣơng đối bằng cách:

- Chọn số học sinh ở cặp ĐC và TN sao cho mỗi cặp này có những điều kiện tƣơng đối giống nhau: Số lƣợng học sinh trong lớn, trình độ học tập.

- Chọn lớp ĐC và TN do cùng một GV phổ thông dạy.

- Ngƣời thực hiện đề tài có mặt trong giờ dạy của cả lớp TN và ĐC. - Các lớp TN và ĐC đều làm các bài kiểm tra nhƣ nhau với cùng thời gian làm bài, GV cộng tác chấm bài theo đúng đáp án đã thống nhất.

3.3.2 Căn cứ để đánh giá

- Đánh giá mức độ chủ động tích cực tự lực của học sinh trong quá trình học tập dựa vào những căn cứ cụ thể sau:

+ Số học sinh tập trung chú ý, tự giác tham gia nhiệm vụ học tập. Số lƣợt học sinh phát biểu, tham gia ý kiến, thảo luận xây dựng bài. Số lƣợt học sinh đề xuất phƣơng án vận dụng kiến thức phù hợp hoặc tìm đƣợc cách giải quyết tình huống có tính sáng tạo độc đáo.

- Đánh giá sự phát triển của tƣ duy và các kĩ năng về vật lí căn cứ vào các biểu hiện sau ở học sinh:

Sự phát triển khả năng phân tích, đề xuất phƣơng án giải quyết, khả năng so sánh, khái quát hoá các sự kiện.

Sự tiến bộ của học sinh về khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ trong thảo luận, phát biểu ý kiến, cho kết quả nhanh, chính xác.

Số lƣợt học sinh vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán củng cố hoặc vận dụng giải thích đƣợc các hiện tƣợng liên quan trong thực tế.

- Đánh giá khả năng nâng cao chất lƣợng dạy học chúng tôi căn cứ vào điểm số của các bài kiểm tra, nội dung của các bài kiểm tra đƣợc xây dựng theo các mức độ yêu cầu sau: nhận biết, hiểu, vận dụng.

3.3.3 Đánh giá xếp loại

Phân tích so sánh định lƣợng dựa trên kết quả các bài kiểm tra viết với thang điểm 10 theo cách xếp loại nhƣ sau:

Loại giỏi: điểm 9, 10. Loại khá: điểm 7, 8.

Loại trung bình: điểm 5, 6. Loại yếu: điểm 3, 4.

Loại kém: điểm 0, 1, 2.

Bằng phƣơng pháp thống kê toán học, sử lí và phân tích các kết quả thực nghiệm, cho phép đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học và chất lƣợng nắm vững kiến thức của học sinh, qua đó kiểm tra lại giả thuyết khoa học đã nêu.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương sóng ánh sáng (vật lý 12 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường Trung học Phổ thông (Trang 92 - 94)