1. Vai trò của GDPT trƣớc những thách thức của BĐKH.
- Số lƣợng HS đông, năm học 2011-2012 số HS của GDPT là 14,7 triệu (Trong đó, HS tiểu học: 7,1 triệu, THCS: 4,9 triệu, THPT: 2,7 triệu). Nếu tính riêng, số lƣợng HS trung học chiếm gần 1/10 dân số nƣớc ta và có liên quan đến hàng triệu hộ gia đình.
- HS phổ thông là lực lƣợng và nhân tố cơ bản để lan tỏa trong xã hội, những hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác động góp phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi ngƣời trong xã hội trƣớc hiện tƣợng BĐKH.
- HS phổ thông là lực lƣợng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trƣờng. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH mà các em tiếp thu đƣợc từ nhà trƣờng sẽ dần hình thành trong tƣ duy, hành động của các em để ứng phó với BĐKH trong tƣơng lai. Bởi vậy việc đầu tƣ cho giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống GDPT nói riêng, hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhƣng hiệu quả kinh tế nhất và bền vững nhất.
2. Nhiệm vụ của GDPT trƣớc những thách thức của BĐKH.
Giáo dục THCS và THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung GDPT qui định cho từng cấp học, thì trƣớc những thách thức của BĐKH còn có nhiệm vụ cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trƣờng tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của con ngƣời những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và ứng phó với BĐKH để HS trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trƣờng và địa phƣơng về BĐKH.
3. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trƣờng THPT.
- Mục tiêu chung.
+ Nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó với BĐKH cho cán bộ quản lí, GV và HS cấp THPT trong từng giai đoạn cụ thể.
+ Trang bị kiến thức, kĩ năng, hành vi cho cán bộ quản lí, GV và HS cấp THPT để ứng phó với BĐKH, góp phần tích cực vào việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.
- Mục tiêu cụ thể
+ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV và HS về BĐKH và ứng phó với BĐKH;
+ Tăng cƣờng năng lực, kĩ năng, hình thành thái độ, hành vi của cán bộ quản lý, GV, HS cấp THPT về BĐKH và ứng phó với BĐKH trên toàn cầu, khu vực và trong nƣớc.
+ Đƣa các nội dung giáo dục về ứng phó với BĐKH tích hợp vào các môn học Sinh học, Địa lí, vật lí, Hóa học, Công nghệ.
4. Định hƣớng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trƣờng THPT. - Thông qua việc tích hợp kiến thức về BĐKH vào nội dung môn học trong tiết học chính khóa hoặc ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa để nâng cao nhận thức, hình thành thái độ, hành vi ứng xử, rèn luyện kỹ năng và hành động cụ thể để ứng phó với BĐKH.
- Nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống giữa các khối kiến thức, kĩ năng, đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học. Kiến thức và kĩ năng về BĐKH còn phải đảm bảo đƣợc tính phù hợp với các đối tƣợng HS ở các vùng miền khác nhau trên cả nƣớc.
- Ứng phó với BĐKH cần có sự hợp tác, liên kết giữa các trƣờng học trên phạm vi quốc gia, quốc tế về thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rủi ro trong những trƣờng hợp cụ thể, cả về nhân lực và tài chính.
- Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục về nhận thức và cả hành động để có thể tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể do BĐKH gây ra. Do đó, mỗi HS đƣợc giáo dục ứng phó BĐKH không chỉ có thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để ứng phó BĐKH, mà còn phải biết vận dụng các các kiến thức, kĩ năng
để giải quyết các vấn đề thực tiễn cụ thể, phải biết làm một việc gì đó cho trƣờng mình, cho cộng đồng, nghĩa là giáo dục ứng phó BĐKH phải đƣợc tiến hành thông qua các hành động thực tiễn.
- Trong giáo dục về ứng phó với BĐKH, cần phát triển các kĩ năng hợp tác: thày-trò; trò - trò; thầy trò - xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục và góp phần xây dựng “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”.
5. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH của môn vật lí.
Môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức về BĐKH và giáo dục ứng phó với BĐKH, bởi vì hầu hết các quá trình liên quan tới môi trƣờng sống trên Trái Đất, BĐKH đều liên quan trực tiếp tới môi trƣờng vật lí, tức là các điều kiện vật lí cho sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái. Do vậy, khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH vào môn vật lí là khá phong phú. Muốn thực hiện đƣợc điều đó, ngƣời GV trên cơ sở đã hình thành cho HS các kiến thức khoa học vật lí vững chắc, đồng thời có nhiệm vụ làm rõ các nội dung sau:
Thứ nhất: vai trò của các tác nhân vật lí trong cấu trúc của môi trƣờng sinh thái, trong quá trình dẫn đến BĐKH.
Thứ hai: vai trò của các quá trình vật lí trong các hiện tƣợng môi trƣờng và BĐKH.