3.4.1 Các bài thực nghiệm.
Sau khi nghiên cứu phân phối chƣơng trình vật lí lớp 12 THPT kết hợp với điều kiện nghiên cứu, thời gian nghiện cứu để thực hiện nội dung của đề tài chúng tôi đã chọn những nội dụng cụ thể trong chƣơng “Sóng ánh sáng” để tiến hành TNSP:
Bài 1: Tán sắc ánh sáng.
Bài 2: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại. Bài 3: Tia X.
3.4.2 Các giáo viên cộng tác
Nguyễn Thị Mỹ Bình GV vật lí THPT Sông Công. Nguyễn Thành Trung GV vật lí THPT Lƣơng Phú. Phạm Viết Hà GV vật lí THPT Bình Yên.
3.4.3 Diễn biến tiến trình dạy học.
Bài 1: Tán sắc ánh sáng
Ở lớp ĐC:
GV cộng tác tiến hành TNSP soạn giáo án và dạy theo trình tự thiết kế của SGK. Sử dụng phƣơng pháp thuyết trình có đàm thoại và đặt các câu hỏi ở SGK. Đƣa ra khái niệm ánh sáng đơn sắc, ánh sáng trắng. Không có sự tích hợp kiến thức thực tiễn của sự tán sắc ánh sáng vào trong bài giảng. Học sinh đƣợc làm thí nghiệm về “Tán sắc ánh sáng” nhƣng không biết ứng dụng của
việ ểu kiến thức này vào trong thực tế nhƣ thế nào. Vì vậy HS không
ham học, học để cho qua vì nghĩ rằng kiến thức này không có ích gì. Ở lớp TN:
GV cộng tác tiến hành dạy theo giáo án đƣợc thiết kế theo hƣớng nghiên đề tài sử dụng phƣơng pháp thuyết trình, đàm thoại. Sử dụng thí nghiệm cứu của thông qua các hiện tƣợng quan sát đƣợc từ thí nghiệm để vấn đáp gợi mở cho HS. Trên cơ sở đã có những khái niệm về ánh sáng đơn, sắc ánh sáng trắng và nguyên nhân gây ra hiện tƣợng tán sắc ánh sáng. GV tích hợp bảo vệ môi trƣờng, sự ảnh hƣởng màu sắc của ánh sáng đến tâm lý con ngƣời.
Nhƣ vậy bài học không tẻ nhạt, HS hăng hái xây dựng kiến thức và thấy ngay đƣợc kiến thức đã học đã đƣợc ứng dụng trong thực tế, giải thích những hiện tƣợng trong tự nhiên, từ đó củng cố thêm niềm tin vào khoa học.
Bài 2: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Ở lớp ĐC:
GV cộng tác soạn giáo án và dạy đúng theo nội dung chƣơng trình SGK. Sử dụng phƣơng pháp thuyết trình là chủ yếu
Bài giảng chỉ dừng lại ở mức độ đƣa ra cách phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại, nêu ra bản chất và những tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại, không đề cập đến những ứng dụng của chúng trong thực tế nếu có thì cũng chỉ là những ứng dụng chung chung không cụ thể.
Ở lớp TN:
GV cộng tác dạy theo giáo án đƣợc thiết kế theo hƣớng nghiên cứu của đề tài. GV đƣa ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý cho HS trả lời để dẫn dắt HS hình thành kiến thức cách phát hiện tia hông ngoại và tia tử ngoại theo một tiến trình logic. Hƣớng dẫn HS cách đọc SGK kết hợp với đàm thoại để HS nắm đƣợc bản chất và tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
GV tích hợp những ứng dụng thực tế có sử dụng những tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại. khi tìm hiểu về tia hồng ngoại và tia tử ngoại HS thấy đƣợc chúng không nhìn thấy bằng mắt nên dễ nảy sinh ra suy nghĩ không nhìn thấy thì không ứng dụng đƣợc vào mục đích gì. Trên cơ sở bản chất và tính chất của chúng GV tích hợp những ứng dụng cụ thể cho HS thấy đƣợc ứng dụng và có niềm tin vào khoa học.
Bài 3: Tia X
Ở lớp ĐC:
GV cộng tác soạn giáo án và dạy theo nội dung chƣơng trình SGK. Giới thiệu cấu tạo của ống cu-lit-giơ nhƣng không dẫn dắt để HS hiểu tác dụng của từng bộ phận của ống cu-lít-giơ.
Ở lớp TN:
GV cộng tác dạy theo giáo án đƣợc thiết kế theo hƣớng nghiên cứu của đề tài.
GV hƣớng dẫn gợi ý cho HS tìm hiểu từng tác dụng của bộ phận ống cu- lít-giơ. GV tích hợp những ứng dụng thực tế của tia X vào trong bài giảng tạo sự hứng thú và có niềm tin khoa học.