Giáo dục môi trƣờng

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương sóng ánh sáng (vật lý 12 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường Trung học Phổ thông (Trang 40 - 45)

1. Các căn cứ để đƣa GDMT vào quá trình dạy học bộ môn.

- Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, ngƣời ta coi vấn đề môi trƣờng là một trong các "vấn đề toàn cầu".

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng đã đƣợc xác định chủ yếu là do các hoạt động của con ngƣời: phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh. Trong bối cảnh phát triển của xã hội loài ngƣời, bài toán:"phát triển bền vững" đã đƣợc đặt ra để giải quyết. Phƣơng châm của phát triển bền vững đƣợc nêu lên là:"Sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu trong hiện tại không làm xâm phạm để khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai". Vì vậy, vấn đề giáo dục môi trƣờng (GDMT) đã đƣợc đặt ra.

Nhiều hội nghị quốc tế đã yêu cầu đƣa ra GDMT vào hệ thống giáo dục quốc dân, ở mọi cấp học, bậc học. Hội nghị quốc tế Rio de Janeiro (1992) đã nêu "Lịch trình thế kỷ 21", trong đó nêu rõ "Giáo dục là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề môi trƣờng và phát triển". Luật bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam, Quyết định số

1363 (17/10/2001) của Thủ tƣớng chính phủ khẳng định: đƣa GDMT vào hệ thống giáo dục quốc dân là nhiệm vụ hết sức cấp thiết đảm bảo cho sự thành công của công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc. Việt Nam đã xây dựng chính sách, chiến lƣợc GDMT, nêu lên các biện pháp thực hiện GDMT, trong đó có nêu các biện pháp:

- Kết hợp GDMT vào tất cả các môn học của tất cả các cấp, bậc học. - GDMT phải thực hiện ở:

Cung cấp hiểu biết về môi trƣờng. Thực hiện trong môi trƣờng.

Thái độ và tình cảm về môi trƣờng.

Ở bậc THPT, mỗi môn học có vị trí khác nhau trong vấn đề thực hiện GDMT. Có nhiều môn học có thuận lợi do đối tƣợng bộ môn liên quan nhiều đến vấn đề môi trƣờng sinh thái nhƣ: sinh học, địa lý, hóa học, giáo dục công dân. Các môn học khác nhƣ vật lí, đều có thể có cơ hội đƣa vấn đề GDMT vào nội dung bài học. Điều quan trọng GV phải đƣợc chuẩn bị các hiểu biết về vấn đề môi trƣờng, hiểu sâu kiến thức bộ môn.

2. Đƣa giáo dục môi trƣờng vào quá trình dạy học bộ môn.

- Quan niệm chung về GDMT là giúp con ngƣời hiểu biết về thế giới tự nhiên và biết sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Mục đích của GDMT là trang bị cho ngƣời học.

Ý thức trách nhiệm sâu sắc với phát triển bền vững của trái đất. Khả năng cảm thụ, có đạo lý môi trƣờng.

Hình thành nhân cách trên đạo lý môi trƣờng. - Các mục tiêu cụ thể:

Kỹ năng: Xác định và giải quyết các vấn đề môi trƣờng.

Thái độ: Nhận thức giá trị, ý thức quan tâm, động cơ tham gia bảo vệ và cải thiện môi trƣờng.

- Các biện pháp cho GDMT (một số biện pháp cần quan tâm): Liên kết các môn học.

Giáo dục ngoài trời và thực địa.

Suy nghĩ có phê phán, học tập dựa trên nhu cầu tìm hiểu. Các trò chơi và sự mô phỏng.

- Hai kiểu triển khai GDMT:

Kiểu 1: Thông qua dạy học các bộ môn ở phổ thông. Hai dạng nội dung môn học có thể khai thác cho GDMT:

Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng hợp với nội dung môi trƣờng.

Dạng 2: Một số nội dung của bài học có liên quan với nội dung GDMT. Khi khai thác cơ hội GDMT cần tuân theo 3 nguyên tắc:

+ Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học bộ môn thành bài học môi trường.

Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện.

Phát huy tích cực nhận thức của HS, khai thác kinh nghiệm thực tế

cùng HS, tận dụng cơ hội để HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường.

Kiểu 2: GDMT đƣợc triển khai nhƣ một hoạt động độc lập nhƣ: tham quan, ngoại khóa, tuần lễ môi trƣờng.Với bộ môn có thể có các hình thức sau: tham quan, hoạt động ngoại khóa bộ môn có chủ đề môi trƣờng.

Phân tích vấn đề môi trƣờng liên quan nội dung môn học. Khai thác thực trạng môi trƣờng làm nội dung GDMT.

Xây dựng bài tập môn học từ thực tế môi trƣờng địa phƣơng. Sử dụng phƣơng tiện dạy học hỗ trợ GDMT.

Sử dụng tài liệu tham khảo (tranh, ảnh, sách, báo...) Thực hiện bài học tại thực địa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Một số định hƣớng nội dung GDMT khi dạy học vật lí ở trƣờng THPT. - Theo các định nghĩa về môi trƣờng, thí dụ theo định nghĩa của UNEP (United Nation Enviroment Program): "môi trƣờng là tập hợp các yếu tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng". Việc phân tích cấu trúc môi trƣờng theo khoa học môi trƣờng cho thấy các yếu tố vật lí có vai trò rất quan trọng. Nhƣ vậy, môn vật lí ở trƣờng phổ thông có thể khai thác nhiều cơ hội để tích hợp các nội dung GDMT, có thể nêu ra một số trƣờng hợp nhƣ:

+ Khai thác từ nội dung môn học vật lí.

+ Tích hợp các nội dung của các môn học khác nhƣ: hóa học, sinh học, (vì nhiều quá trình hóa học, sinh học, chịu tác động của yếu tố vật lí).

- Để định hƣớng cho việc lựa chọn nội dung GDMT phù hợp, có thể nêu lên một số vấn đề môi trƣờng dang đƣợc quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lí.

- Tài nguyên rừng bị suy giảm:

Trƣớc hết phải làm rõ đƣợc vai trò của rừng đối với cuộc sống con ngƣời: + Rừng đa dạng động thực vật.

+ Cung cấp lâm thổ sản.

+ Điều hòa lƣợng nƣớc trên mặt đất. + Rừng là "lá phổi xanh".

+ Rừng chống xói mòn đất.

Dƣới góc độ khoa học vật lí, có thể nêu lên các quá trình vật lí nhƣ: hiện tƣợng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng dòng chảy của nƣớc tạo ra sự bào mòn đất.

- Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lí.

- Ô nhiễm nước:

Vai trò của nƣớc, các quá trình lý hóa khi nƣớc bị ô nhiễm, các biện pháp bảo vệ nƣớc.

- Suy thái và ô nhiễm đất.

- Ô nhiễm không khí: khí quyển, tầng ôzôn, chất phóng xạ, hóa chất; - Ô nhiễm tiếng ồn: liên quan trực tiếp tới vật lí.

Khái niệm: Ô nhiễm môi trƣờng do tiếng ồn (tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kỳ khác nhau, nói cách khác : là những âm thanh chói tai, gây những tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con ngƣời, cơ thể sống.

Các nguồn ô nhiễm: tiếng máy bay, xe cộ, karaoke quá giới hạn cho phép, (âm thanh 80 đB).

- Ô nhiễm ánh sáng: Sự chiếu sáng gây tác hại đến con ngƣời và sinh vật.

Dƣới đây chúng tôi đƣa ra một chƣơng trình định hƣớng khai thác GDMT khi dạy môn vật lí ở các lớp 10, 11, 12.

- Về phương tiện dạy học.

Nên sử dụng các video clip (từ 3 - 5 phút) để giới thiệu về các yếu tố môi trƣờng và sử dụng hợp lý năng lƣợng nhƣ: cọn nƣớc, cối giã gạo nƣớc, trạm thủy điện nhỏ, trạm pin mặt trời (năng lƣợng sạch), ô nhiễm không khí và tiếng ồn giao thông, từ trƣờng trái đất, năng lƣợng nguyên tử,

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương sóng ánh sáng (vật lý 12 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường Trung học Phổ thông (Trang 40 - 45)