Đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương sóng ánh sáng (vật lý 12 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường Trung học Phổ thông (Trang 91 - 92)

1. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm

Căn cứ vào mục đích của thực nghiệm sƣ phạm, chúng tôi lựa chọn đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm là các học sinh lớp 12 học theo chƣơng trình SGK vật lí cơ bản của 3 trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể các trƣờng THPT sau:

Tên trƣờng THPT Lớp TN Lớp ĐC

THPT Sông Công 12C1 12C2

THPT Lƣơng Phú 12A7 12A6

THPT Bình Yên 12A2 12A7

Bảng 3.1 Đặc điểm chất lượng học tập môn vật lí của HS các lớp TN và ĐC

Trƣờng

THPT Lớp

số

Kết quả học kì I môn vật lí lớp 12 Khá, giỏi Trung bình Yếu, kém

Số HS % Số HS % Số HS % Sông Công TN: 12C1 49 16 32,65 29 59,18 4 8,16 ĐC: 12C2 47 15 31,91 28 59,57 4 8,51 Lƣơng Phú TN: 12A7 43 13 30,23 25 58,14 5 11,63 ĐC: 12A6 39 11 28,21 24 61,54 4 10,26 Bình Yên TN: 12A2 33 9 27,27 20 60,61 4 12,12 ĐC: 12A7 37 10 27,03 22 59,46 5 13,51 1. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

- Phƣơng pháp điều tra cơ bản: Chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp khảo sát thực tế, trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục ở các trƣờng THPT, phỏng vấn GV và HS, dùng phiếu học tập, bài kiểm tra trắc nghiệm,đánh giá kết quả

- Phƣơng pháp thu thập thông tin: Từ những thông tin thu tập đƣợc làm căn cứ cho việc đánh giá các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Phƣơng pháp so sánh đối chứng: TNSP đƣợc tiến hành song song giữa các lớp TN và lớp ĐC, do cùng một GV dạy. Giáo án ở lớp TN do chúng tôi soạn theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài, giáo án ở lớp ĐC do GV cộng tác tự soạn theo quy định chung của ngành.

- Phƣơng pháp trao đổi: Sau mỗi giờ học trao đổi với GV, HS nhằm phân tích, tổng kết, kiểm chứng và xử lý các thông tin thu thập đƣợc một cách khách quan, đồng thời có thể rút kinh nghiệm bổ sung hoặc điều chỉnh các tiến trình DH cho phù hợp với thực tế.

- Phƣơng pháp thống kê toán học : Dùng phƣơng pháp này để xử lý các kết quả thu đƣợc nhằm rút ra các kết luận khoa học về đề tài nghiên cứu.

- Phƣơng pháp quan sát giờ học: Các giờ học ở lớp TN và lớp ĐC đều đƣợc chúng tôi dự và ghi nhận đầy đủ hoạt động của GV và HS nhằm đối chứng so sánh giữa PPDH có vận dụng TTSPTH ở lớp TN và PPDH truyền thống ở lớp ĐC theo những tiêu chí sau:

+ Sự phát triển của tƣ duy và các kỹ năng về vật lí trong quá trình học tập. + Khả năng vận dụng kiến thức học đƣợc vào thực tiễn, biết những ứng dụng trong thực tế.

+ Tổ chức kiểm tra và đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và và khả năng vận dụng những kiến thức mà HS đã nắm đƣợc, thông qua các bài kiểm tra ngay sau mỗi giờ học. Việc kiểm tra này đƣợc tiến hành cả ở cả lớp TN và lớp ĐC theo cùng một đề và trong cùng một thời gian.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học tích hợp khi dạy học chương sóng ánh sáng (vật lý 12 cơ bản) theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường Trung học Phổ thông (Trang 91 - 92)