Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 68 - 73)

Số liệu về nợ nước ngoài ở Việt Nam do Bộ Tài chính tổng hợp và báo cáo cho IMF trong các bản Báo cáo nợ quốc gia hàng năm. Số liệu về nợ nước ngoài cho đến nay chưa được công khai trong hệ thống số liệu thống kê hàng năm của

Tổng cục Thống kê. Các số liệu trình bày trong luận án này được trích từ các bản tin nợ nước ngoài và bản tin nợ công do Bộ Tài chính công bố. Tuy nhiên, các báo cáo này mới chỉ đề cập đến nợ nước ngoài của khu vực công, chưa đề cập đến các số liệu nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. Thêm vào đó, các bản tin nợ nước ngoài và bản tin nợ công của Việt Nam tính đến thời điểm nghiên cứu, được Bộ Tài chính công bố

từ năm 2002 đến hết năm 2013. Do vậy, trong luận án của mình, tác giảđã kế thừa số

liệu về nợ nước ngoài giai đoạn 1995-2002 từ các công trình khoa học trước đó, cụ

thể là công trình “Tăng cường quản lý nợ của Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Hương. Số liệu về quy mô nợ nước ngoài giai đoạn 2002-2010, tác giả tính toán quy mô nợ nước ngoài dựa trên chỉ tiêu Nợ nước ngoài/GDP do Bộ Tài chính công bố và chỉ tiêu GDP do Ngân hàng thế giới công bố qua các năm. Số liệu cụ thể về nợ nước ngoài theo đối tượng, theo kỳ hạn, tác giả tính toán trên cơ sở chỉ tiêu quy mô nợ

nước ngoài và các tỷ lệ do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố. Số liệu về

nợ nước ngoài giai đoạn 2010-2013, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu từ bản tin nợ công số 03 của Bộ Tài chính. Các số liệu chi tiết về nợ nước ngoài, tác giả tham khảo và tính toán dựa trên số liệu do ADB cung cấp.

Tuy nhiên, dù theo Báo cáo nào nhưng kết quả về nợ nước ngoài của Việt Nam đều cho thấy tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện đang có xu hướng tăng nhanh, thậm chí có giai đoạn, tốc độ tăng của nợ nước ngoài còn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Năm 2000, nợ nước ngoài của Việt Nam là 12.027 triệu USD, tương ứng với tỷ lệ 40,5% so với GDP. Đến năm 2007, nợ

nước ngoài đã tăng lên 25.160 triệu USD (32,5% GDP). Sang đến năm 2010, con số về nợ nước ngoài của Việt Nam đã là 48.923 triệu USD (42,2% GDP). Năm 2013 là 63.939 triệu USD (37,3% GDP). Với ưu thế ổn định về chính trị và sự điều hành hợp lý của Chính phủ nên nền kinh tế đã tăng trưởng khả quan và nhận

được sự tín nhiệm rất cao của cộng đồng quốc tế. Việt Nam liên tục nhận được những khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát triển mà nổi bật là những khoản ODA đến từ

Nhật Bản, WB và ADB. Do đó, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam có xu hướng liên tục tăng trong những năm gần đây. Không những vậy, một số năm, nợ nước

ngoài tăng với tốc độ rất cao, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể: năm 2004, tốc độ tăng của nợ nước ngoài là 36%; năm 2007 là 21%; năm 2009 là 17%; thậm chí năm 2010, tốc độ tăng nợ nước ngoài xấp xỉ 40%. Đến giai đoạn 2010-2013, tốc độ tăng có giảm đi. Cụ thể như sau:

N dài hn và n ngn hn

Bảng 3.3. Cơ cấu nợ nước ngoài theo kỳ hạn nợ

(Đơn vị tính: Triệu USD)

Năm Nợ nước ngoài Nợ trung và dài hạn Nợ ngắn hạn Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2000 12.027 10.860 90,3 1.167 9,7 2001 12.316 11.195 90,9 1.121 9,1 2002 12.345 11.259 91,2 1.086 8,8 2003 13.535 12.154 89,8 1.381 10,2 2004 18.388 15.906 86,5 2.482 13,5 2005 18.558 15.849 85,4 2.709 14,6 2006 20.84 17.922 86,0 2.918 14,0 2007 25.16 19.851 78,9 5.309 21,1 2008 29.541 24.342 82,4 5.199 17,6 2009 41.345 33.738 81,6 7.607 18,4 2010 44.349 35.524 80.1 8.825 19.9 2011 50.590 40.270 79.6 10.320 20.4 2012 58.274 46.270 79.4 12.004 20.6 2013 63.454 49.621 78.2 13.833 21.8

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo theo nguồn [5],[46], [63], [75], [121] )

Bảng 3.3 cho thấy, nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu chủ yếu là các khoản nợ trung và dài hạn. Các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, cao nhất là 21,8% năm 2013, thấp nhất là 8,8% năm 2002, trung bình trong 14 năm nghiên cứu, tỷ lệ này khoảng 15,7%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng nợ nước ngoài có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2000, tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng dư

nợ chiếm khoảng 9,7% nhưng đến năm 2013, tỷ lệ này là 21,8%. Các khoản nợ

ngắn hạn chủ yếu được thực hiện bởi khu vực tư nhân.

N công và n tư nhân

Bảng 3.4. Cơ cấu nợ nước ngoài theo chủ thể vay nợ

(Đơn vị tính: Triệu USD)

Năm Nợ nước ngoài

Nợ khu vực công Nợ khu vực tư nhân Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2000 12.027 8.620 71,67 3.407 28,33 2001 12.316 9.402 76,34 2.914 23,66 2002 12.345 9.413 76,25 2.932 23,75 2003 13.535 11.382 84,09 2.153 15,91 2004 18.388 13.505 73,44 4.883 26,56 2005 18.558 14.208 76,56 4.350 23,44 2006 20.84 15.641 75,05 5.199 24,95 2007 25.16 19.253 76,52 5.907 23,48 2008 29.541 21.816 73,85 7.725 26,15 2009 41.345 27.929 67,55 13.416 32,45 2010 44.349 32.501 73.28 11.848 26.72 2011 50.590 41.882 82.79 8.708 17.21 2012 58.274 46.123 79.15 12.151 20.85 2013 63.454 49.325 77.73 14.129 22.27

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo theo nguồn [5],[46], [63], [75], [121] )

Theo tiêu thức phân loại này, tỷ lệ nợ nước ngoài của khu vực công chiếm tỷ

lệ rất cao. Trong giai đoạn nghiên cứu, nợ của khu vực công so với tổng nợ nước ngoài của quốc gia trung bình ở mức 74,7%. Cụ thể, cao nhất là năm 2003, tỷ lệ này

đạt mức 84,09%, tương ứng với 11.382 triệu USD; thấp nhất là năm 2010 với tỷ lệ

66,43%, tương ứng với 32.501 triệu USD. Tỷ trọng của các khoản nợ nước ngoài của khu vực tư nhân dao động ở mức 25,3%. Bởi cho đến nay, khu vực tư nhân của Việt Nam vẫn hạn chế trong tiếp cận với nguồn vốn vay từ nước ngoài. Và phần lớn

nợ khu vực tư nhân lại thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2012, các doanh nghiệp FDI đã vay nợ 6,1 tỷ USD. Số liệu về nợ nước ngoài phân theo chủ thể vay được thể hiện qua bảng 3.4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình tr n nước ngoài

Bảng 3.5. Cơ cấu trả nợ nước ngoài theo chủ thể vay nợ

(Đơn vị tính: Triệu USD)

Năm Tổng trả nợ Trả nợ của khu vự công Trả nợ của khu vực tư nhân Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 2000 1.809 779 43,1 1.029 56,9 2001 1.894 789 41,7 1.105 58,3 2002 1.637 849 51,9 788 48,1 2003 1.768 776 43,9 992 56,1 2004 1.858 612 32,9 1.246 67,1 2005 1.952 698 35,8 1.254 64,2 2006 1.852 765 41,3 1.087 58,7 2007 1.581 886 56,0 695 54,0 2008 1.427 1.103 77,3 324 22,7 2009 1.290 1.191 92,3 99 8,7 2010 1.889 1.778 94,1 111 5,9 2011 3.281 2.946 89,8 335 10,2 2012 2.983 2.333 78,2 650 21,8 2013 33.135 26.475 79,9 6.660 20,1 Cộng 58.356 41.980 16.376

(Nguồn: Tác giả tổng hợpvà tính toán theo theo nguồn [5],[46], [63], [75], [121] )

Theo Báo cáo nợ quốc gia, Việt Nam mới bắt đầu trả nợ từ năm 1995. Trong suốt giai đoạn 2000-2013, Việt Nam đã trả được 58,346 tỷ USD, trong đó 41,98 tỷ USD (chiếm 71,95%) là từ khu vực công. Tính trung bình trong giai

10,5% GDP. Số liệu về trả nợ nước ngoài phân theo khu vực được thể hiện qua bảng 3.5. Như vậy, có thể thể thấy rằng, mặc dù dư nợ nước ngoài của khu vực tư nhân là rất thấp (cao nhất là 21,8%) nhưng tỷ lệ trả nợ của khu vực này lại khá cao (45,5%).

Mặc dù tỷ lệ trả nợ nước ngoài có đã tăng qua các năm nhưng vẫn chưa phản ánh hết yêu cầu trả nợ thực tế, vì cho đến nay, nhiều khoản vay vốn ODA vẫn nằm trong giai đoạn được ân hạn. Điều này được thể hiện trong các số liệu về trả nợ khu vực công và khu vực tư nhân vì phần lớn các khoản thanh toán nợ gốc đều thuộc lĩnh vực tư nhân.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 68 - 73)