Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 62 - 66)

Qua tìm hiểu kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài của một số quốc gia trên thế giới, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài như sau:

- Không nên phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay nước ngoài. Để giải quyết vấn đề về nguồn vốn, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc sử dụng nhiều phương án huy động vốn khác nhau như phát hành trái

phiếu trong nước, thu hút dòng vốn FDI. Nếu thực sự cần thiết đi vay nợ, cần có biện pháp kiểm soát chặt các khâu kể từ khi vay nợ đến khi hoàn thành các nghĩa vụ

thanh toán gốc và lãi.

- Việt Nam cần có một lộ trình tự do hóa các giao dịch trên thị trường vốn thích hợp khi có đủ năng lực quản lý và xử lý các tình huống bất lợi phát sinh như

Malyasia. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng nếu việc tự do hóa quá sớm như

Philppines mà không có những biện pháp hữu hiệu trong quản lý sẽ dẫn tới sự bùng nổ tích tụ nợ nước ngoài và không đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

- Việt Nam nên duy trì một tỷ lệ nợ ngắn hạn hợp lý. Kinh nghiệm trong quản lý nợ nước ngoài không thành công của Philippines là tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng nợ nước ngoài rất cao, quốc gia này không kiểm soát được nguồn vốn ngắn hạn để luồng vốn này tăng khá nhanh và khi luồng vốn này đột ngột đổi chiều dẫn

đến mất khả năng thanh toán và gây sức ép lên tỷ giá [46, trang 73].

- Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm trong công tác quản lý nợ nước ngoài của Hy Lạp, Việt Nam cũng cần phải rút ra bài học trong công tác thống kê của mình. Hoạt động thống kê cần phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và khách quan. Hiện nay, thống kê tài chính hoàn toàn do Bộ Tài chính thực hiện và Tổng cục Thống kê Việt Nam trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư không được giao hoặc chưa làm nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu thống kê vào một hệ thống là hệ thống tài khoản quốc gia. Do vậy, khó có thể phát hiện ra những mâu thuẫn trong các con số.

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, thì minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tư và Hy Lạp là một minh chứng cho thấy niềm tin của thế giới với một quốc gia sẽ giảm sút nhanh chóng như thế nào khi sự minh bạch trong số

liệu kinh tế của quốc gia đó liên tục bị đặt dấu hỏi. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập hiện nay của Việt Nam, trước những nhu cầu không nhỏ về nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cũng như sức ép từ thâm hụt cán cân thanh toán, minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần xây dựng để củng cố hình ảnh của đất nước trong con mắt của các nhà đầu tư.

- Cuối cùng, Việt Nam cần có một cơ sở thể chế quản lý nợ mang tính pháp lý cao. Cơ sở thể chế này quy định giới hạn vay mượn từ bên ngoài, quy định cơ

quan quản lý nợ thống nhất và sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan có trách nhiệm và có liên quan đến quản lý nợ.

Tóm lại, mỗi quốc gia trên có những nét đặc thù riêng của mình, nên kinh nghiệm của các nước này không phải là hoàn hảo đối với Việt Nam. Tuy nhiên, những bài học này cũng cần được tham khảo và suy ngẫm trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả nghiên cứu bài học thành công và thất bại trong kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của một số quốc gia trên thế giới, luận án đưa ra các khám phá và đề xuất liên quan đến cơ sở lý luận về quản lý nợ nước ngoài và hiệu quả quản lý nợ nước ngoài như sau:

Thứ nhất, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về nợ nước ngoài, bao gồm: khái niệm về nợ nước ngoài, phân loại nợ nước ngoài theo các tiêu chí và vai trò của nợ

nước ngoài. Trong đó, luận án sử dụng khái niệm nợ nước ngoài theo sự thống nhất của 8 tổ chức nghiên cứu thống kê về nợ nước ngoài.

Thứ hai, tác giả hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến quản lý nợ nước ngoài theo mô hình quản lý, bao gồm: mục tiêu quản lý, chủ thể quản lý, công cụ quản lý, phương thức quản lý và đối tượng của quản lý nợ nước ngoài. Trong đó, quản lý nợ

nước ngoài trước tiên phải xác định được mục tiêu của quản lý nợ, đó là tập trung vào việc duy trì mức nợ nước ngoài cần thiết và đảm bảo sao cho phù hợp với khả

năng trả nợ của quốc gia. Các chủ thể tham gia quản lý nợ nước ngoài cần vạch rõ nhiệm vụ, chức năng của từng chủ thể trong quá trình quản lý nợ. Công cụ quản lý nợ phải bao hàm các công cụ trong quản lý cả nợ ngắn hạn, trung và dài hạn. Phương thức quản lý nợ cần được phối hợp linh hoạt giữa quản lý nợ vấp vĩ mô và cấp tác nghiệp, giữa quản lý chủđộng và quản lý thụ động. Về đối tượng của quản

lý nợ nước ngoài, các quốc gia cần xác định rõ nhu cầu vay nợ, nguồn tài trợ và khả

năng trả nợ của quốc gia.

Thứ ba, tác giả hệ thống hóa các luận điểm và đưa ra quan điểm cá nhân về

hiệu quả quản lý nợ nước ngoài bao gồm: quan niệm về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Đặc biệt, trong chương này, tác giả phát triển hệ thống nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ

nước ngoài trên cơ sở tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF, các tiêu chí

đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB. Trong đó, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài bao gồm nhóm các chỉ tiêu định lượng và nhóm các chỉ

tiêu định tính. Đối với nhóm chỉ tiêu định lượng, tác giả hệ thống, phát triển và sắp xếp thành 4 nhóm cơ bản, đó là nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ; nhóm chỉ

tiêu đánh giá cơ cấu nợ; nhóm chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của các khoản nợ

và các chỉ tiêu khác. Với mỗi chỉ tiêu cụ thể, tác giả đều xác định ngưỡng an toàn.

Đối với nhóm chỉ tiêu định tính, tác giả hệ thống và sắp xếp thành 4 nhóm cơ bản,

đó là nhóm chỉ tiêu về quản lý quy mô và cơ cấu nợ; nhóm chỉ tiêu về giám sát và duy trì hệ thống thông tin nợ; nhóm chỉ tiêu về khung pháp lý và nhóm chỉ tiêu về

chủ thể quản lý nợ.

Thứ tư, tác giả nghiên cứu bài học thành công và thất bại của một số quốc gia trên thế giới và rút ra 5 bài học kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài cho Việt Nam.

Các vấn đề nghiên cứu trên là cơ sở cho việc phân tích và đánh giá hiệu quả

Chương 3:

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)