Tình hình phát triển kinht ế-xã hội

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 66 - 68)

Trong giai đoạn 2000-2013, Việt Nam đã thực hiện được Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 và giai đoạn đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Trong 14 năm thực hiện, với nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị và sựđồng thuận, nhất trí của toàn dân, chúng ta đã tranh thủđược thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức nên tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có những biến đổi quan trọng, đạt được nhiều thành tựu mới, nhưng đồng thời cũng phát sinh và bộc lộ rõ hơn những mặt hạn chế và bất cập [63]. Trong giai đoạn này, kinh tế - xã hội Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu, cụ thể:

Bảng 3.1: GDP và GDP bình quân giai đoạn 2004-2013

(Tính bằng USD và theo tỷ giá hiện hành)

Năm GDP (triệu USD)

GDP bình quân đầu

(USD/người/ năm) Năm GDP (triệu USD)

GDP bình quân (USD/người/ năm) 2000 33.640 433,2 2007 77.414 919,2 2001 35.291 449,0 2008 99.130 1.164,6 2002 37.946 476,9 2009 106.014 1.232,4 2003 42.717 531,0 2010 115.932 1.333,6 2004 49.424 606,9 2011 135.539 1.543,0 2005 57.633 699,5 2012 155.820 1.755,3 2006 66.371 796,7 2013 171.392 1.910,5

Bảng 3.1: GDP và GDP bình quân giai đoạn 2004-2013

(Tính bằng USD và theo tỷ giá hiện hành)

Năm GDP (triệu USD)

GDP bình quân đầu

(USD/người/ năm) Năm GDP (triệu USD)

GDP bình quân (USD/người/ năm) 2004 49.424 606,9 2009 106.014 1.232,4 2005 57.633 699,5 2010 115.932 1.333,6 2006 66.371 796,7 2011 135.539 1.543,0 2007 77.414 919,2 2012 155.820 1.755,3 2008 99.130 1.164,6 2013 171.392 1.910,5

(Nguồn: World Bank, [121])

- Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Bước vào thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm 2001- 2010, nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 và đến những năm cuối thực hiện Chiến lược lại chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 2008 đến nay. Mặc dù vậy, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 6,84% [63], [64].

Bảng 3.2: Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân tính theo giá so sánh 1994

Đơn vị tính: % Giai đoạn Tốc độ tăng vốn đầu tư Theo lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Giai đoạn 2001-2005 13,2 0,03 14,9 14,7 Giai đoạn 2006-2010 13,3 12,3 12,4 14,7 Giai đoạn 2011-2013 7,56 7,42 7,33 7,98 (Nguồn: Tổng cục thống kê, [63], [64])

Kết cấu hạ tầng có bước phát triển quan trọng, nhiều công trình mới đã phát huy tác dụng. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 24,2% năm 2000 lên trên 30% năm 2010 và 32,4% năm 2013. Kết cấu hạ tầng năng lượng và giao thông có bước phát triển rõ rệt.

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Hệ thống luật pháp từng bước được xây dựng, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường hình thành và có bước phát triển mới. Giai đoạn 2001 - 2010 tập trung xây dựng thể chế, trong đó ưu tiên xây dựng hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách. Cũng trong giai đoạn này, cả nước đã ban hành 133 luật, 337 nghị quyết, 46 pháp lệnh, 1.141 nghị định và hàng chục nghìn các văn bản quy phạm pháp luật khác. Chính phủ cũng đã chỉ đạo việc rà soát, hoàn thiện hệ

thống các văn bản pháp luật theo từng ngành, lĩnh vực tạo cơ sở pháp lý cho việc vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao khả năng thu hút các nguồn lực phát triển cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [63]

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các vấn đề về kinh tế vẫn tồn tại một vài hạn chế nhất định.

- Duy trì mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn trong thời gian dài, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp và sức ép lạm phát ngày càng lớn [56].Trong mười năm 1991- 2000 tổng số vốn đầu tư là 802,4 nghìn tỷđồng, chiếm 36,5% GDP, nhưng mười năm 2001-2010, tổng số vốn đầu tưđã lên tới 4336,6 nghìn tỷđồng, chiếm 41,6% GDP [64].

- Thể chế kinh tế thị trường mặc dù chưa có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách còn những bất cập, chưa thật sự đồng bộ và thống nhất, môi trường kinh doanh chưa thật sự bình đẳng, thông thoáng [64].

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)