Công cụ quản lý nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 77 - 81)

3.2.3.1. Chiến lược vay và trả nợ dài hạn

Quyết định số 958/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 7 năm 2012 phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là văn kiện thể hiện quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp về quản lý nợ nước ngoài trong giai đoạn tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 [13]. Cụ thể như sau:

Quan đim

Trong điều kiện nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới là rất lớn. Trong khi đó, khả năng huy động nguồn trong nước lại có hạn. Chính vì vậy, Việt Nam đưa ra quan điểm về quản lý nợ nước ngoài giai đoạn 2011-2020 là hết sức hợp lý. Theo đó, việc huy động từ các nguồn vốn vay ngoài nước là cần thiết và quan trọng. Bên cạnh đó, các quan điểm như: Huy động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; Chủđộng cải tiến công cụ quản lý nợ công, đa dạng hóa các hình thức vay vốn với chi phí hợp lý, chuyển đổi cơ cấu vay theo hướng tăng dần tỷ

trọng huy động vốn vay trong nước, giảm dần mức độ vay nước ngoài và hạn chế

bảo lãnh Chính phủ; Chính phủ thống nhất quản lý huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ nước ngoài của quốc gia hiệu quả, an toàn cùng hoàn toàn

phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong giai đoạn 2011-2020.

Mc tiêu

Với quan điểm trên, Việt Nam cũng đã xác định mục tiêu quản lý nợ nước ngoài. Có thể nói, các mục tiêu này đã thể hiện rất rõ ràng, đầy đủ và chính xác quan điểm về quản lý nợ nước ngoài trong dài hạn của Việt Nam.

Các gii pháp thc hin chiến lược

Đểđạt được các mục tiêu đã đề ra, trong Chiến lược quản lý nợ công và nợ

nước ngoài giai đoạn 2011-2020 cũng đề đề xuất các giải pháp thực hiện như sau: - Tiếp tục nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay.

- Tăng cường công tác giám sát, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia.

- Tăng cường quản lý nợ Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. - Đảm bảo kinh phí xây dựng và thực hiện chiến lược nợ.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan quản lý nợ.

Các giải pháp trên đã rất đầy đủ, tuy nhiên, theo tác giả, đểđạt được mục tiêu quản lý, các giải pháp này cần cụ thể hơn nữa. Chẳng hạn, để nâng cao hiệu quả huy

động và sử dụng nguồn vốn, cần quan tâm hơn tới hình thức hợp tác công tư (PPP) trong việc tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Hình thức hợp tác công tư, một mặt tranh thủ được nguồn vốn, một mặt tận dụng được kinh nghiệm trong quản lý, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đối với giải pháp tăng cường quản lý nợ của các tập đoàn, tổng công ty, cần

đưa ra các giải pháp cụ thể như nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể, xác định hạn mức vay nợ của các tập đoàn, tổng công ty; nâng cao năng lực thẩm định các chương trình, dự án; tăng cường giám sát hoạt động sử dụng vốn vay…

Trong giai đoạn 2000-2013, Chính phủ đã ra các quyết định phê duyệt các chương trình quản lý nợ trung hạn, cụ thể: Quyết định số 689/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ ngày 04 tháng 05 năm 2013 phê duyệt Chương trình quản lý nợ

nước ngoài trung hạn giai đoạn 2013-2015 [15] và Quyết định số 527/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23 tháng 04 năm 2009 phê duyệt Chương trình quản lý nợ nước ngoài trung hạn giai đoạn 2009-2012 [14]. Đây được coi là văn kiện cụ thể

hóa chiến lược nợ dài hạn trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm, phù hợp với khuôn khổ

chính sách kinh tế, tài chính và mục tiêu ngân sách trung hạn của Chính phủ. Nội dung của quyết định này bao gồm:

Mc tiêu qun lý n

Cả 2 chương trình quản lý nợ giai đoạn 2009-2012 và giai đoạn 2013-2015 về

cơ bản có mục tiêu quản lý khá giống nhau, đó là tổ chức huy động và quản lý sử dụng vốn vay với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; việc phân bổ, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ. Tuy nhiên, có một số

sự khác biệt, cụ thể là trong chương trình quản lý nợ giai đoạn 2009-2012, mục tiêu quản lý nợ tập trung vào vấn đềđảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Nhưng trong chương trình quản lý nợ giai đoạn 2013-2015, mục tiêu quản lý nợ lại hướng vào duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn,

đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ

quốc tế. Điều này là hoàn toàn thống nhất với mục tiêu của Chiến lược nợ công và nợ

nước ngoài giai đoạn 2011-2020, đồng thời, phù hợp với đặc điểm nợ nước ngoài của Việt Nam trong từng giai đoạn. Thật vậy, trong giai đoạn vừa qua, để tài trợ cho nhu cầu vốn cho phát triển kinh tếđất nước, Việt Nam quan tâm nhiều hơn tới vấn đề huy

động nguồn vốn nước ngoài. Trong giai đoạn tới, Việt Nam lại đặt cao mục tiêu chất lượng, đó là duy trì các chỉ số nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn và sử dụng vốn vay hợp lý, hiệu quảđểđảm bảo khả năng trả nợ quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đểđạt được mục tiêu quản lý nợ nước ngoài giai đoạn 2013-2015, Việt Nam cũng đã xác định 6 nguyên tắc quản lý nợ. So với Chương trình quản lý nợ giai

đoạn 2009-2012, 6 nguyên tắc này được xem là rất có trọng điểm và thể hiện cao độ

quan điểm vay và trả nợ của Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể là:

- Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ.

- Bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo

đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô nền kinh tế.

- Bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay; không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Vốn vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ.

- Người vay chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợđối với khoản vay. - Công khai, minh bạch trong việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả

nợ. Chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, chính quyền địa phương phải được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nuớc hoặc kiểm toán độc lập.

- Mọi nghĩa vụ nợđược đối xử bình đẳng.

Các nhim v và gii pháp ch yếu

Chương trình quản lý nợ giai đoạn 2013-2015 đã xác định một số nhiệm vụ

cần thực hiện, đó là: Dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP; vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước theo hướng giảm dần bội chi ngân sách Nhà nước, phấn đấu đến năm 2015 dưới 4,5% GDP. Trong đó, năm 2013 là 4,8% GDP; năm 2014 khoảng 4,7% GDP; Đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự

trữ ngoại hối Nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia hằng năm trên 200%.

Một trong các giải pháp của Chương trình là tổ chức huy động vốn vay bổ

sung cho cân đối ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, trong đó cần cân đối nhu cầu và triển khai hiệu quả kế hoạch huy động và sử dụng vốn vay trong nước và nước ngoài của Chính phủ giai đoạn 2013-2015.

Giải pháp thứ hai là các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có trách nhiệm và nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, không được sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho các dự án trung và dài hạn, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn. Mục đích của giải pháp này là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ

quá hạn, làm ảnh hưởng đến cam kết quốc tế của Chính phủ.

Giải pháp thứ ba, tăng cường công tác quản lý rủi ro và thực hiện tái cơ cấu lại một số khoản nợ công. Cụ thể, nghiên cứu phương án xử lý rủi ro tỷ giá, hoán

đổi lãi suất thả nổi một số khoản nợ trong danh mục nợ công hiện hành; tổ chức tiến hành việc phân loại nợ bị rủi ro tín dụng và ban hành tiêu chí đánh giá, xếp hạng về

khả năng trả nợ của người vay lại, người được bảo lãnh;...

Giải pháp khác của Chương trình là kiểm soát chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, trước mắt chưa xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Các doanh nghiệp hoặc ngân hàng thương mại nếu có nhu cầu thì chủ động phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh Chính phủ.

Như vậy, có thể nói, các gói giải pháp trên đây là cụ thể hóa của 2 giải pháp trọng điểm: (i) Không được sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho các dự án trung và dài hạn; (ii) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay về cho vay lại.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 77 - 81)