Nhóm chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 89 - 97)

3.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài

Đánh giá tổng quan về tình hình nợ nước ngoài, IMF và WB cho rằng nợ

nước ngoài của Việt nam có thể quản lý được. Xét về giá trị tuyệt đối và số nợ bình quân trên đầu người thì số nợ của Việt Nam không quá lớn so với các con số về nợ

nước ngoài của một số nước đang phát triển. Nợ nước ngoài của Việt Nam tăng dần từ năm 1993 đến đỉnh điểm vào năm 1996 sau đó giảm nhẹ và đột ngột sụt giảm vào năm 2000 rồi lại tăng trở lại. Nguyên nhân của sự sụt giảm đột ngột là do tái cơ

cấu nợ nước ngoài qua CLB Paris (1993) và qua CLB London (1997); Năm 2000, Việt Nam xử lý nợ với Nga theo các điều kiện Toronto. Kể từ năm 2000 đến nay, quy mô nợ nước ngoài đã tăng trở lại, đến cuối năm 2013 đã đạt mức 63,94 tỷ USD nhưng nhờ xuất khẩu tăng mạnh, nguồn ngoại tệ tăng, nên Việt Nam cũng đã thanh toán một khoản nợ lớn và duy trì tổng nợở mức 37,3% so với GDP.

Qua bảng 3.9 ta thấy, trong những năm gần đây nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam tăng nhanh về quy mô, cụ thể từ 20,84 tỷ USD, tương ứng với 31,4% GDP trong năm 2006 lên 44,35 tỷ USD năm 2010, và và đạt mức 63,45 tỷ USD năm 2013, tương ứng với tỷ lệ 37,3% so với GDP. Trong cơ cấu nợ công Việt Nam, nợ nước ngoài hiện chiếm tới 30%, vì thế, khi nợ nước ngoài tăng kéo theo tổng nợ

công tăng lên. So với một số nước trong khu vực, mức nợ nước ngoài của Việt Nam hiện đang ở mức vừa phải: Thái Lan là 44% GDP, Indonesia là 39,7% GDP và Philippines là 47,3% GDP. Như vậy, tỷ lệ nợ/GDP trong giai đoạn vừa qua dao

động ở mức 35%, thấp nhất là 29,8% (năm 2008), cao nhất là 42,2% (năm 2010). Với kết quả này ta thấy, mức độ nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu mặc dù chưa ở mức trầm trọng nhưng cũng đang ở mức khó khăn.

Bảng 3.9: Đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Nợ/GDP Nợ/Xuất khẩu Nợ/Thu ngân sách Trả nợ/GDP Trả nợ/Xuất khẩu Lãi/Xuất khẩu 2000 40,5 83,0 187,8 5,80 12,5 3,56 2001 37,9 81,9 175,53 5,83 12,6 3,50 2002 35,2 73,9 152,86 4,69 9,8 2,99 2003 34,0 67,2 138,68 4,50 8,8 2,54 2004 33,9 58,1 151,36 3,76 7,0 1,97 2005 32,2 51,6 128,95 3,39 7,4 1,64 2006 31,4 47,9 119,72 2,79 4,7 1,32 2007 32,5 47,5 128,58 2,04 3,3 0,99 2008 29,8 42,6 113,17 1,44 2,3 0,80 2009 39,0 62,5 156,10 1,22 2,3 0,82 2010 42,2 61,4 142,69 1,63 2,62 0,85 2011 41,5 52,2 147,40 2,42 3,38 0,51 2012 37,4 50,8 163,69 1,91 2,60 0,53 2013 37,3 48,0 169,19 19,33 25,08 0,62 Trung bình 35,8 59,2 148,58 4,34 7,34 1,69

(Nguồn: Tác giả tự tính toán theo nguồn [5],[46], [63], [75], [121] )

Tỷ lệ nợ nước ngoài/Xuất khẩu trong khoảng 42,6% (năm 2008) đến 83,0% (năm 2000) còn thấp hơn rất nhiều so với con số 165%, có thể giải thích tỷ lệ này

đó là, trong giai đoạn vừa qua, giá trị xuất khẩu của Việt Nam tương đối cao trong tổng giá trị quốc nội. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá ỷ lại vào nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm mới qua sơ chế.

Tỷ lệ nợ nước ngoài/thu ngân sách. Trong quyết toán ngân sách nhà nước các năm mới chỉ công bố tình hình thu, chi ngân sách theo đồng VND, nên tác giả quy

đổi thu ngân sách theo quyết toán ngân sách ra USD theo tỷ giá tại thời điểm kết thúc năm. Theo kết quả tính toán, tỷ lệ nợ nước ngoài/thu ngân sách trung bình trong 14 năm là 148,58%. Trong đó, cao nhất là năm 2000 với tỷ lệ 187,8%; thấp nhất là năm 2008 với tỷ lệ 113,17%. Như vậy, có thể thấy rằng trong giai đoạn nghiên cứu, chưa có năm nào, tỷ lệ nợ nước ngoài/thu ngân sách vượt quá mức 200%. Điều này chứng tỏ, trong giai đoạn 2000-2013, mức độ nợ nước ngoài của Việt Nam chưa vượt quá giới hạn an toàn.

Tỷ lệ trả nợ nước ngoài/GDP của Việt Nam đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Cụ thể như sau: trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003, tỷ lệ này luôn ở mức trên 4%, mức nợ trầm trọng. Đến giai đoạn 2004-2007, tỷ lệ này đã giảm đáng kể và xếp ở mức nợ khó khăn. Kể từ năm 2008 đến nay, những con số

này về cơ bản đã nhỏ hơn so với 2%, chứng tỏ khả năng trả nợ của Việt Nam đang tốt dần lên.

Tỷ lệ trả nợ bao gồm cả gốc và lãi so với xuất khẩu đang ngày càng giảm, từ

trên 12% năm 2000, 2001 xuống còn 1,5% năm 2013. Điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán lãi ở trạng thái khó khăn. Kế hoạch trả nợ hàng năm khoảng 14%-16% tổng thu ngân sách nhà nước (thấp hơn giới hạn cảnh báo là dưới 30%), bằng khoảng 4,5% kim ngạch xuất khẩu (thấp hơn giới hạn cảnh báo là dưới 15%).

Nếu căn cứ theo tiêu chí đánh giá mức độ nợ của WB, nợ của Việt Nam chưa phải trầm trọng, khả năng trả nợ quốc gia vẫn nằm trong năng lực trả nợ quốc gia. Thậm chí nếu so với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm BB, chỉ số nợ

của Việt Nam vẫn ở mức trung bình [37]. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức độ nợ nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ lan rộng ở châu Âu, cộng với nền kinh tế trong nước đang gặp khó khăn, thì sự việc lại rất đáng ngại. Hơn nữa, để bù đắp thâm hụt ngân sách, trong khi điều kiện vay nợ

trong nước bị thu hẹp do kinh tế đang gặp khó khăn, thì nhiều khả năng phần nợ

nước ngoài sẽ tăng lên. Trước tình hình này, không ít ý kiến của các chuyên gia tài chính cho rằng, Việt Nam đang đứng trước những rủi ro nợ tiềm ẩn. Bài học kinh nghiệm nợ công của Argentina năm 2001 cho thấy, do vay nợ tràn lan trong khi

Chính phủ không kiểm soát được khả năng thu thuế, kim ngạch xuất khẩu thấp (chỉ

chiếm khoảng 10% GDP), nên không có nguồn để trả nợ, cộng với tệ nạn tham nhũng, chính quyền địa phương cho vay quá dễ dãi, tự phát hành trái phiếu. Vào thời điểm Chính phủ Argentina tuyên bố vỡ nợ, nợ công của nước này cũng chỉ

bằng 69% GDP, chưa phải là lớn so với nhiều nước.

Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, với số nợ và lãi suất hiện tại, trong những năm tới không vay thêm thì số tiền Việt Nam phải bỏ ra mỗi năm để trả nợ sẽ cao nhất vào năm 2020 trên 2,380 tỉ USD (Trong đó: trả nợ

gốc 2.134,62 triệu USD và trả lãi trên 245.71 triệu USD). Năm 2011 Việt Nam phải trả nợ khoảng 1.436 triệu USD tính cả gốc lẫn lãi. Đến năm 2026, cũng còn phải trả

865 triệu USD/năm tiền gốc và 110,23 triệu USD lãi. Và như vậy, dự kiến nghĩa vụ

nợ hàng năm về nợ nước ngoài của chính phủ năm đã tăng lên đáng kể, nợ gốc tăng bình quân 19%, lãi và phí tăng 45%, nếu tính đến năm 2026 thì nghĩa vụ nợ tăng bình quân 25% mỗi năm. Điều này thật sựđáng lo ngại về khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai, vì dự kiến nghĩa vụ nợ năm vào 31/12/2009 chỉ là 1.290 triệu USD, thì năm 2010 thực tế trả nợ đã tăng lên đến 30% (1.670 triệu USD), trong khi số nợ nước ngoài huy động thêm chỉ tăng lên 20% (từ 35,7 lến 42,9 tỷ USD). Rõ ràng là Việt Nam nếu tiếp tục với cách điều hành kinh tế như hiện nay thì có thể sẽ

nhanh chóng mất khả năng chi trả nợ nước ngoài trong giai đoạn tới. Ta có thể suy ra điều này khi thấy là tổng số nợ nước ngoài tăng rất nhanh (trung bình 22 % một năm), cao hơn nhiều so với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 16 % một năm). Và đặc biệt quan trọng là nợ doanh nghiệp không có bảo lãnh là nợ có lãi suất thị trường còn tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 125% [67].

3.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài

Bảng đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài ta thấy, trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ nợ

ngắn hạn/tổng nợ nước ngoài ở mức rất thấp, trung bình khoảng 15,36%, cao nhất là 21,1% vào năm 2007, thấp nhất là 8,76% vào năm 2002. Các con số này phản ánh các khoản nợ cần được thanh toán trong thời gian ngắn của Việt Nam là tương đối thấp, do đó áp lực trả nợ chưa phải là vấn đề đáng quan ngại. Sở dĩ là do trong giai

đoạn vừa qua, nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là các khoản nợ dài hạn. Theo Bộ Tài chính, là các khoản vay có thời gian dài, từ 20-40 năm, thời gian ân hạn từ 5- 10 năm, lãi suất khoảng từ 0,75%-2,5%/năm. Điển hình là các khoản vay của WB có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm; Các khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm; Các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1 đến 2%/năm [37].

Tỷ lệ nợđa phương /tổng nợ nước ngoài dao động trong khoảng 40,12%, đây là con số tương đối cao so với các nước trong khu vực, ở Thái Lan là 24%, Indonesia là 21,7% và Philippines là 27,3% [37]. Tỷ lệ này trong giai đoạn vừa qua có xu hướng tăng, từ 37,8% năm 2000 lên tới 47,5% năm 2011, thể hiện tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam đang có chiều hướng tốt. Bởi các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ và có tính chất ưu đãi. Theo Bộ Tài chính, cơ cấu nợ của Việt Nam chủ yếu là nợ vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, trong đó: vay ODA chiếm 75% tổng số nợ, vay ưu đãi khác 19% và vay thương mại chỉ chiếm 7% [37]. Và như vậy, gánh nặng về nợ nước ngoài của Việt Nam chưa đến mức nghiêm trọng.

Trong giai đoạn vừa qua, nợ của doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, có bảo lãnh hay không bảo lãnh của chính phủ hiện nay đã tới mức gần 14,5 tỷ và đang tăng nhanh là điều đáng lo ngại. Số nợ này có thể nói gần như toàn bộ là nợ của doanh nghiệp quốc doanh vì chỉ có doanh nghiệp quốc doanh mới có thể vay mượn được, dù chính phủ chính thức đứng ra bảo lãnh hay không; lý do là các nhà ngân hàng và các đầu tư nước ngoài cho vay hay mua trái khoán doanh nghiệp chỉ vì họ biết rằng chúng là doanh nghiệp nhà nước do đó chính phủ Việt Nam có trách nhiệm chi trả.

Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm nay đạt tới 2,1%/năm. Năm 2012, Việt Nam bị giảm đi các khoản vay

ưu đãi do trở thành nước có thu nhập trung bình. Thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn. Điều này đòi hỏi việc sử dụng

vốn phải hiệu quả nhiều hơn nữa, nếu không, áp lực trả nợ ngày càng lớn hơn và tác

động ngay đến ngưỡng an toàn nợ.

Bảng 3.10: Đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam

(đơn vị tính: triệu USD, %)

Chỉ tiêu Nợ nước ngoài Nợ ngắn hạn Nợ thương mại Nợđa phương Nợ ngắn hạn/tổng nợ Nợ thương mại /tổng nợ Nợđa phương /tổng nợ 2000 12.027 1.162 938 4.536 9,66 7,80 37,72 2001 12.316 1.250 1.010 4.621 10,15 8,20 37,52 2002 12.345 1.081 1.074 4.629 8,76 8,70 37,50 2003 13.535 1.385 1.367 5.705 10,23 10,10 42,15 2004 18.388 2.479 1.324 6.493 13,48 7,20 35,31 2005 18.558 2.714 1.659 7.435 14,62 8,94 40,06 2006 20.84 2.925 1.719 8.435 14,04 8,25 40,48 2007 25.16 5.311 2.054 10.54 21,11 8,16 41,89 2008 29.541 5.209 2.268 11.458 17,63 7,68 38,79 2009 41.345 7.588 2.820 16.159 18,35 6,82 39,08 2010 44.349 9.738 3.302 19.672 21,96 7,45 44,36 2011 50.590 10.028 3.296 21.728 19,82 6,52 42,95 2012 58.274 10.354 4.121 25.637 17,77 7,07 43,99 2013 63.454 11.062 3.812 25.273 17,43 6,01 39,83 Trung bình 15,36 7,78 40,12

(Nguồn: Tác giả tự tính toán theo nguồn [5],[46], [63], [75], [121] )

3.3.1.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của nợ nước ngoài

Dự trữ quốc tế của Việt nam giai đoạn nghiên cứu đã liên tục tăng, đạt đỉnh vào tháng 7 năm 2008 gần 24 tỷ USD – mức cao nhất trong lịch sử. Sau đó, tác

động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như các bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước đã khiến cho thị trường ngoại hối cũng như tỷ giá USD/VND liên tục bị

biến động mạnh. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại duy trì ở mức độ cao trong nhiều năm liên tục, thâm hụt cán cân vãng lai cao hơn thặng dư tài khoản vốn. Ðể bình ổn thị trường ngoại hối cũng như tỷ giá USD/VND, bên cạnh những biện pháp chính sách tiền tệ và hành chính, NHNN đã phải sử dụng quỹ dự trữ quốc tế để can thiệp vào thị trường khiến cho quỹ dự trữ quốc tế giảm xuống mức đáy là 12,58 tỷ vào tháng 1/2011.

Bảng 3.11: Đánh giá tính thanh khoản của nợ nước ngoài

(đơn vị tính: triệu USD, %)

Chỉ tiêu Nợ nước ngoài Dự trữ quốc tế Trả nợ Thu ngân sách Dự trữ quốc tế/tổng nợ Trả nợ/thu ngân sách 2000 12.027 3.030 1.809 6.404 25,19 28,25 2001 12.316 3.387 1.894 7.017 27,50 26,99 2002 12.345 3.692 1.637 8.076 29,91 20,27 2003 13.535 5.620 1.768 9.760 41,52 18,11 2004 18.388 6.004 1.858 12.148 32,65 15,29 2005 18.558 6.237 1.952 14.391 33,61 13,56 2006 20.840 13.540 1.852 17.407 64,97 10,64 2007 25.160 23.700 1.581 19.567 94,20 8,08 2008 29.541 24.160 1.427 26.103 81,78 5,47 2009 41.345 16.750 1.290 26.486 40,51 4,87 2010 44.349 12.860 1.670 31.081 29,00 5,37 2011 50.590 14.120 1.436 34.323 27,91 4,18 2012 58.274 16.945 1.636 35.601 29,08 4,60 2013 63.454 29.682 1.986 37.505 46,78 5,30 Trung bình 43,19 12,21

(Nguồn: Tác giả tự tính toán theo nguồn [5],[46], [63], [75], [121] )

Do dự trữ ngoại hối quốc gia giảm mạnh trong khi dư nợ tăng nhanh, tổng lượng tiền mà ngân sách phải dành để trả các chủ nợ nước ngoài khá lớn, lại đang

có xu hướng tăng lên. Chính điều này đã khiến cho tỷ lệ dự trữ quốc tế/nợ nước ngoài tăng mạnh trong giai đoạn kể từ năm 2000 cho tới năm 2007, cụ thể, tỷ lệ này

đã tăng từ mức 25,19% đến 94,2%, điều này chứng tỏ khả năng ứng phó với các khoản nợ của nền kinh tế tương đối cao và càng ngày càng có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, sang đến năm 2008, tỷ lệ này có xu hướng giảm, cụ thể, giảm xuống còn 81,78% năm 2008; 40,51% năm 2009 và đỉnh điểm là thấp nhất năm 2011, con số

này chỉ còn 27,91%. Điều này cho thấy trong mấy năm trở lại đây, khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam xấu đi đáng kể. Đối phó với tình hình này, Chính phủđã mua thêm 4 tỷ USD trong những tháng đầu năm 2011, song giải pháp này chỉ mang tính tình thế, và dễ trở thành nguồn xung lực làm gia tăng tỷ lệ

lạm phát. Sang năm 2013, mức dự trữ quốc tếđã tăng đáng kể, đạt gần 30 tỷ USD, tương ứng với 12 tuần nhập khẩu.

3.3.1.4. Nhóm chỉ tiêu định lượng khác

Đóng góp của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế, sẽ được nghiên cứu ở

mục 4.2.1.

Hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp thể hiện qua hệ số ICOR. ICOR của Việt Nam tăng liên tục qua các thời kỳ, tăng từ 4,7 lần (thời kỳ 1996-2000), lên tới 5,2 lần (thời kỳ 2001-2005) và lên tới 6,2 lần (thời kỳ 2006-2010), chứng tỏ hiệu quảđầu tư không những thấp mà còn bị sụt giảm. Trong đó, xét giai đoạn 2006-2010, ICOR của khu vực nhà nước cao nhất (đạt 9,5 lần), điều này phản ánh hiệu quả đầu tư kém nhất, bình quân cao gấp 1,5 lần hệ số chung, cao gấp 2 lần hệ số của khu vực ngoài nhà nước (đạt 4,2 lần) và cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 6,4 lần).

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)