Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 46 - 54)

Quản lý nợ nước ngoài ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, có hiệu quả hay không suy cho cùng là hướng vào hai mục tiêu cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài

- Thứ hai, duy trì mức nợ nước ngoài với một tỷ lệ tương ứng, phù hợp với năng lực trả nợ quốc gia.

Như vậy, yêu cầu đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài chính là nâng cao hiệu quả sử dụng của nợ nước ngoài, trên cơ sở đó nâng cao năng

lực trả nợ của quốc gia, và duy trì mức độ nợ nước ngoài trong một giới hạn an toàn. Kinh nghiệm cho thấy, việc duy trì tính bền vững của nợ nước ngoài đối với các quốc gia có nền kinh tếđang phát triển như việt Nam là hết sức quan trọng.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ và mức độ an toàn về nợ do IMF và WB tổng kết, tác giả xin được sắp xếp lại và bổ sung một số các chỉ tiêu thành hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài như sau:

2.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài

- Tỷ lệ Nợ nước ngoài trên GDP (H1) [85], [120]:

H1 = Nợ nước ngoài x 100% GDP

Chỉ tiêu H1 phản ánh mức độ nợ của quốc gia, cứ mỗi đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng nợ phải trả nước ngoài.

Cả WB, IMF và hầu hết các quốc gia đều cho rằng, nếu tỷ lệ tỷ lệ mắc nợ

của quốc gia/GDP lớn hơn 50% được coi là không bền vững, vượt quá giới hạn an toàn. Kinh nghiệm của các nước Mỹ la tinh, các nước Châu Á, và Hy Lạp cho thấy rằng, nếu tỷ lệ này nằm trong khoảng dưới 50% là có thể chấp nhận được.

- Tỷ lệ Nợ nước ngoài trên xuất khẩu (H2) [85], [120]:

H2 = Nợ nước ngoài x 100%

Xuất khẩu

Chỉ tiêu H2 phản ánh cứ mỗi đồng xuất khẩu có bao nhiêu đồng nợ phải trả

nước ngoài.

Nhiều nhà kinh tế học [2, p 423] cho rằng thu nhập từ xuất khẩu là chỉ tiêu

đánh giá chính xác nhất khả năng trả nợ nước ngoài của một nước chứ không phải là GDP, vì thu nhập xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ trực tiếp và thường xuyên của một quốc gia. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không nên ỷ lại quá mức vào nguồn thu này, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu vào sản phẩm thô và sơ chế[111].

Đánh giá khả năng trả nợ thông qua chỉ tiêu H2,cả WB và IMF đều cho rằng, nếu H2 lớn hơn 200% thì quốc gia đó rơi vào trạng thái kém an toàn về nợ. Kinh nghiệm của các nước trong giai đoạn khủng hoảng nợ nước ngoài cho thấy nếu tỷ lệ

này trên 165% là mức các quốc gia cần phải báo động về tình trạng nợ nước ngoài. - Tỷ lệ Nợ nước ngoài trên thu ngân sách (H3) [85], [120]:

H3 = Nợ nước ngoài x 100%

Thu ngân sách

Chỉ tiêu H3 phản ánh một đồng nợ nước ngoài được tài trợ bởi bao nhiêu

đồng từ các khoản thu ngân sách nhà nước.

Theo tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ nước ngoài của WB và IMF, thì chỉ tiêu H3 lớn hơn 300% mới bị coi là kém an toàn. Tuy nhiên, kinh nghiệm về

quản lý nợ của các nước đang phát triển như Trung Quốc, Malaysia, Philipines… cho thấy, nếu chỉ tiêu này trên 200% tức là mức nợ của các quốc gia đó đang ở mức báo động khẩn cấp.

Theo quan điểm của IMF và WB, ba chỉ tiêu trên đây là các chỉ tiêu phản ánh tình trạng nợ của quốc gia. Tuy nhiên, nếu xem xét ở góc độ là các chỉ tiêu nghịch đảo, lại thể hiện là, cứ mỗi đồng nợ nước ngoài được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng GDP, Xuất khẩu hay bao nhiêu đồng Thu ngân sách. Do vậy, về bản chất các chỉ tiêu H1, H2, H3 là các chỉ tiêu ngầm phản ánh khả năng trả nợ quốc gia trong trung và dài hạn.

Hạn chế của ba chỉ tiêu này là tính không đồng nhất về mặt thời gian. Chỉ

tiêu Nợ nước ngoài là chỉ tiêu mang tính thời điểm, phản ánh số dư nợ nước ngoài tích lũy tới thời điểm tính toán. Tuy nhiên, các chỉ tiêu GDP, Xuất khẩu, Thu ngân sách là chỉ tiêu mang tính thời kỳ (năm tài chính). Do vậy, trong tính toán các chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiêu này, cần quy chuẩn số liệu phù hợp.

- Tỷ lệ Trả nợ nước ngoài trên GDP (H4) [85], [120]: H4 = Trả nợ nGDP ước ngoài x 100%

Chỉ tiêu H4 đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia thông qua giá trị tổng sản phẩm quốc nội.

Đểđánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của các quốc gia, WB và nhóm các quốc gia đang phát triển có mức độ nợ cao đều cho rằng, nếu chỉ tiêu H4 lớn hơn 4% có nghĩa là quốc gia đó có thể rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán.

- Tỷ lệ Trả nợ nước ngoài (Cả gốc và lãi) trên xuất khẩu (H5) [85], [120]: H5 = Trả nợ nước ngoài x 100%

Xuất khẩu

Chỉ tiêu H5 phản ánh khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ quốc gia từ nguồn thu xuất khẩu. Đây là một tiêu chí quan trọng, phản ánh mối quan hệ giữa nghĩa vụ nợ

phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của quốc gia đi vay.

Bảng tổng hợp tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB cho rằng chỉ

tiêu này lớn hơn 30%, quốc gia đó đang lâm vào tình trạng nợ trầm trọng. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm trong quản lý nợ nước ngoài của nhiều quốc gia cho thấy nếu chỉ tiêu này vượt trên 18% tức là khả năng trả nợ của quốc gia đang vượt quá năng lực trả nợ.

- Tỷ lệ Lãi của nợ nước ngoài trên xuất khẩu (H6) [85], [120]: H6 = Lãi nợ nước ngoài x 100%

Xuất khẩu

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài vì chỉ tiêu này không chỉđề cập đến gánh nặng nợ mà còn chỉ ra được chi phí của việc

đi vay nợ nước ngoài.

Theo tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB, WB cho rằng nếu chỉ

tiêu này lớn hơn 20%, quốc gia đó đang lâm vào tình trạng nợ trầm trọng. Tuy nhiên, rất nhiều quốc gia cho rằng chỉ tiêu này cần duy trì ở mức nhỏ hơn 12% mới

đảm bảo khả năng thanh toán lãi bình thường.

Các chỉ tiêu H4, H5, H6 mặc dù đã khắc phục hạn chế là tính không đồng nhất về mặt thời gian, nhưng lại chưa phản ánh đầy đủ tình trạng nợ của quốc gia. Do vậy, trong quá trình đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài, cần sử dụng đồng bộ các chỉ tiêu này. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia được tổng hợp qua bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia Chỉ tiêu Khủng hoảng nợ Mức độ khó khăn Mức độ bình thường Nợ nước ngoài/GDP > 50% 30%÷50% < 30% Nợ nước ngoài/Xuất khẩu > 165% 100%÷165% < 100% Nợ nước ngoài/Thu ngân sách > 300% 200%÷300% < 200% Trả nợ nước ngoài/Xuất khẩu > 30% 18%÷30% < 18% Trả nợ nước ngoài/GDP > 4% 2%÷4% < 2%

Lãi/Xuất khẩu > 20% 12%÷20% <12%

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo nguồn [85] và [120])

Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài

Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường, rủi ro sẽ cao khi tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ

lệ nợ song phương cao.

- Tỷ lệ Nợ ngắn hạn trên tổng nợ (H7):

H7 = Nợ nước ngoài ngắn hạn x 100% Tổng nợ nước ngoài

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong thời gian ngắn. Tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ áp lực trả nợ nước ngoài của quốc gia càng lớn và ngược lại.

Nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài của Philipines cho thấy, không nên duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ quá 5%.

- Tỷ lệ Nợ thương mại trên tổng nợ (H8):

H8 = Nợ thương mại x 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng nợ nước ngoài

Chỉ tiêu này phản ánh trong mỗi đồng nợ nước ngoài, có bao nhiều đồng là nợ thương mại. Chỉ tiêu H8 này càng cao, gáng nặng nợ nước ngoài của quốc gia càng lớn và ngược lại.

Nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài của Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ nợ thương mại trên tổng nợ thường xuyên được duy trì trong khoảng từ 10,5% đến 12,5%

- Tỷ lệ Nợđa phương trên tổng nợ (H9):

H9 = Nợđa phương x 100%

Tổng nợ nước ngoài

Chỉ tiêu này phản ánh trong mỗi đồng nợ nước ngoài, có bao nhiều đồng là nợ mà chủ thể cho vay là các các chủ thể đa phương. Chỉ tiêu này càng cao, tình hình nợ nước ngoài càng có chiều hướng tốt. Bởi các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ và có tính chất ưu đãi.

Nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, phần lớn các quốc gia thành công trong quản lý nợ nước ngoài như Malyasia hay Trung Quốc

đều duy trì tỷ lệ này trong khoảng trên 46%.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của nợ nước ngoài

Các chỉ tiêu thuộc nhóm này thường thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ tức thời, hay khả năng đối phó nhanh của nền kinh tế đối với các khoản nợ bất thường của các khoản nợ nước ngoài.

- Tỷ lệ Dự trữ quốc tế tổng nợ (H10):

H10 = Dự trữ quốc tế x 100%

Tổng nợ nước ngoài

Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ càng cao. - Tỷ lệ Trả nợ (Gốc và lãi) trên tổng thu ngân sách (H11):

H11 = Trả nợ nước ngoài x 100% Thu ngân sách

Chỉ tiêu này phản ánh trong mỗi đồng thu ngân sách nhà nước, sẽ dùng để trả

nợ nước ngoài bao nhiêu phần.

Nếu chỉ tiêu này trên 15% thì ngân sách quốc gia đó được đánh giá là sẽ gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ gốc và lãi. Cơ sở của kết luận này được rút

trích từ bài học kinh nghiệm của Philipines và Hy Lạp, Các quốc gia này trong nhiều năm liên tục duy trì chỉ tiêu này trên mức 15%, nên dẫn tới tình trạng khó thậm chí là không thể đối phó đối với các khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn. Do vậy, làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư cũng như của công chúng trong nước [58].

Các chỉ tiêu khác

Ngoài các chỉ tiêu tổng hợp trên, để đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, các quốc gia còn sử dụng các chỉ tiêu khác, bao gồm:

- Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài (H12): Chỉ tiêu này được đo lường thông qua mức độ đóng góp của nợ nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế. Nếu chỉ số này càng cao, quốc gia càng có khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài. Nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong quản lý nợ nước ngoài của Trung Quốc cho thấy,

đóng góp của nợ nước ngoài tới tăng trưởng GDP trên 14,5%, quản lý nợ nước ngoài được xác định là có hiệu quả.

- Chỉ số ICOR (Incremental Capital - Output Rate) - Hệ số sử dụng vốn (H13): Đây là chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ

nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Nợ nước ngoài được coi là sử dụng có hiệu quả nếu chỉ số này nhỏ hơn 5. Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu mang tính tham khảo vì nó mang tính thời kỳ và đặc trưng của từng nền kinh tế.

2.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính

Nhóm chỉ tiêu về quản lý quy mô và cơ cấu nợ

- Thiết lập mức vay nợ và điều kiện vay nợ rõ ràng, công khai. Mức vay mượn không được gây ra các khoản nợ tích lũy quá mức dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ trung hạn [79, p.8]

- Tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn dự án, bởi việc tài trợ cho các dự án kém hiệu quả và không khả thi sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ nhanh chóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá danh mục nợ từ khi bắt đầu vay từng khoản vay mới một cách phù hợp và cẩn trọng.

Nhóm chỉ tiêu về giám sát và duy trì thông tin nợ

- Xây dựng được hệ thống giám sát với đầy đủ các chi tiết giám sát và thực hiện đúng quy trình giám sát.

- Đảm bảo cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác và cập nhật về nợ nước ngoài theo chủ thể đi vay, thời hạn vay, cơ cấu tiền vay… Các dữ liệu phải được kết hợp đầy

đủ và thống nhất đểđưa ra một bảng tổng hợp và phân tích nợ[115].

- Thông tin kịp thời về giải ngân khoản vay phải khớp với dự tính và tính toán của các nước cho vay [86, p.14].

- Định kỳ (hàng năm, 6 tháng hoặc hàng quý) công bố dữ liệu về nợ nước ngoài và các chỉ số nợ nước ngoài.

Nhóm chỉ tiêu về khung pháp lý

- Đảm bảo tính minh bạch, chính xác và điều chỉnh nhanh [115].

- Các văn bản có chuẩn mực chặt chẽ, không trùng lắp và không mâu thuẫn với nhau. Phạm vi điều chỉnh của các văn bản này phải bao trùm toàn bộ các giai

đoạn của chu kỳ vay mượn [115].

- Được công bố rộng rãi chính sách quản lý nợ, giải thích các biện pháp nhằm giảm chi phí và rủi ro [87]

Nhóm chỉ tiêu về chủ thể quản lý nợ

- Xây dựng được bộ máy quản lý nợ nước ngoài theo hướng tập trung, thống nhất và gắn kết chặt chẽ với bộ máy quản lý tài chính quốc gia nhằm đảm nhận việc ra các quyết định, phân tích vĩ mô [115].

- Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan về thiết lập chính sách và chiến lược vay mượn, thực hiện đàm phán, ký kết, giám sát vay nợ [115].

- Đảm bảo phối hợp và trao đổi thông tin xuyên suốt giữa các chủ thể quản lý nợ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 46 - 54)