Nhóm chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 97 - 99)

Nhóm chỉ tiêu về quản lý quy mô và cơ cấu nợ

Trong chiến lược vay nợ quốc gia cũng đã thiết lập mức vay nợ rõ ràng, đó là

để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt cán cân thương mại. Tính

gây ra các khoản nợ tích lũy quá mức dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ trung hạn.

Cũng trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam cũng đã xây dựng hệ thống các nguyên tắc lựa chọn dự án sử dụng nguồn tài trợ vốn nước ngoài và đã bắt đầu tuân thủ các nguyên tắc đó trong lựa chọn, xét duyệt dự án, bước đầu loại bỏ những dự

án kém hiệu quả, không khả thi ra khỏi hệ thống quy hoạch tổng thể.

Nhóm chỉ tiêu về giám sát và duy trì thông tin nợ

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã xây dựng được hệ thống cơ sở

dữ liệu về nợ nước ngoài, tuy nhiên, quá trình này mới ở giai đoạn đầu và đòi hỏi rất nhiều thời gian trong việc thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và báo cáo. Thêm vào đó, hiện tại Việt Nam đang có hai cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài được quản lý riêng rẽ tại NHNN và Bộ Tài chính. Hai hệ thống này lại hoạt động độc lập, không kết nối được với nhau. Do vậy, việc sử dụng để phân tích dữ liệu để phục vụ

xây dựng kế hoạch và chiến lược còn hạn chế.

Cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài cho đến nay chưa được công khai trong hệ

thống số liệu thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê.

Các dữ liệu về nợ nước ngoài của Việt Nam cũng được báo cáo, tuy nhiên chỉ được thực hiện 2 hoặc 3 năm một lần. Các số liệu đưa ra trong các Báo cáo lại có một số khác biệt.

Nhóm chỉ tiêu về khung pháp lý

Trong giai đoạn nghiên cứu, khung thể chế về quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam đã liên tục được đổi mới nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu quản lý nợ

của quốc gia và phù hợp hơn với thực tiễn quốc tế. Đồng thời, đảm bảo tính minh bạch, và tính chính xác, và đặc biệt là không có sự trùng lắp và mâu thuẫn giữa các văn bản. Pham vịđiều chỉnh của các lại văn bản có tính bao trùm, điều này được thể

hiện rất rõ qua Chiến lược vay và trả nợ dài hạn và Chiến lược quản lý nợ trung hạn. Tuy nhiên, một số văn bản vẫn chưa thực sự rõ ràng, cụ thể, chẳng hạn như

phương pháp tính toán các chỉ tiêu nợ nước ngoài”, tuy nhiên các chỉ tiêu này lại chưa thể hiện các con số về giới hạn an toàn.

Nhóm chỉ tiêu về chủ thể quản lý nợ

Như đã phân tích ở trên, các chủ thể quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam cũng thể hiện đầy đủ các chức năng của quản lý nợ. Tuy nhiên, vẫn có sự chồng chéo trong phân cấp nhiệm vụ, chẳng hạn như: Quốc hội và Chính phủ cùng đóng vai trò là chủ thể chính sách, Quốc hội là cơ quan phê duyệt chiến lược nợ nước ngoài, các kế hoạch và trả nợ trung và dài hạn của quốc gia. Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chiến lược nợ dài hạn, Chương trình quản lý nợ trung hạn và Kế hoạch trả nợ hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài. Hay Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ của cả chủ thể kiểm soát, chủ thể tư vấn, chủ thể hoạt động và chủ thể thống kê.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)