sản chung đã thu hút quá nhiều tài sản riêng của mình sau một quá trình dài chung sống: pháp luật đã xây dựng lý thuyết về cơng sức đóng góp vào việc duy trì, phát triển khối tài sản chung để bảo vệ lợi ích của đương sự.
Nói chung, tính chất chính đáng hay khơng chính đáng của lý do chia tài sản chung chỉ được đánh giá khi có tranh chấp và sự việc được đưa ra trước Toà án. Trong khung cảnh của luật hiện hành, một khi vợ chồng thống nhất ý chí về sự cần thiết của việc chia tài sản chung và cả về cách chia, thì, trong quan hệ giữa vợ và chồng, vấn đề chính đáng hay khơng chính đáng của lý do chia tài sản khơng được đặt ra, bởi, như ta sẽ thấy, sự thoả thuận giữa vợ và chồng về việc chia tài sản chung khơng chịu sự giám sát của Tồ án, trừ trường hợp có đơn yêu cầu của một người thứ ba về việc ngăn chặn hoặc chế tài những vụ chia tài sản chung nhằm trốn tránh việc thực hiện những nghĩa vụ tài sản của bản thân vợ hoặc chồng
Ngay cả trong trường hợp có kiện cáo của chủ nợ, thì sự giám sát của Tồ án có đối tượng là khả năng thanh tốn của người có nghĩa vụ chứ khơng phải là tính chính đáng hay khơng chính đáng của việc chia tài sản chung.
. Nói cách khác, vấn đề có hay khơng có lý do chính đáng chỉ được đặt ra một khi giữa vợ và chồng khơng có sự nhất trí, đồng thuận về việc hay không chia tài sản chung. Mà nếu vậy, thì trong trường hợp vợ và chồng có được sự đồng thuận đối với việc phân chia tài sản chung., quy định về sự hiện hữu của một lý do chính đáng trở nên thừa. Khơng chắc đó là giải pháp phù hợp với ý chí của người làm luật. Nếu đúng là vợ chồng có thể thoả thuận về việc phân chia tài sản chung mà khơng cần lý do chính đáng, thì tồn bộ chế độ pháp định về tài sản sẽ chỉ mang tính chất của luật bổ khuyết, nghĩa là chỉ được áp dụng nếu khơng có thoả thuận ngược lại.
Người có quyền và lợi ích liên quan đến việc phân chia tài sản chungVợ, chồng Vợ, chồng
Có hay khơng quyền u cầu phân chia của vợ (chồng) ?Luật nói rằng trong những hồn cảnh được luật dự kiến, thì việc phân chia có thể được tiến hành theo sự thoả thuận của vợ chồng (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 29 khoản 1); rằng nếu khơng thoả thuận được, thì có thể u cầu Tồ án giải quyết (cùng điều luật). Thoả thuận nói trong điều luật là thoả thuận về việc gì ? Về cách chia hay về chính sự cần thiết của việc chia tài sản chung ? Nếu đó chỉ là thoả thuận về cách chia, thì ta thừa nhận rằng vợ (chồng) có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung một khi xảy ra một trong các trường hợp được luật dự kiến, mà khơng nhất thiết có sự đồng ý của người cịn lại, bởi vấn đề chỉ là chia như thế nào. Nếu đó cịn là sự thoả thuận về việc nên hay khơng nên chia, thì trong trường hợp giữa vợ và chồng khơng có được sự thoả thuận cần thiết, thẩm phán, theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai, có thể xem xét và quyết định cho phép hay
không cho phép chia, tuỳ trường hợp. Câu chữ và khung cảnh của điều luật khiến người đọc nghĩ rằng cách hiểu thứ hai đối với điều luật có lẽ phù hợp với ý chí của người làm luật.
Các chủ nợ