Nguyên tắc thứ nhất: có quyền lợi thì phải có trách nhiệm

Một phần của tài liệu Luật hôn nhân và gia đình việt nam tập 2 các quan hệ tài sản giữa vợ chồng (Trang 37 - 38)

Tài sản nợ gắn liền với tài sản có. Có những nghĩa vụ tài sản có thể do vợ chồng trực

tiếp xác lập hoặc không, nhưng lại gắn liền với những tài sản có mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai có quyền sở hữu. Bởi vậy, nếu tài sản liên quan đi vào khối tài sản có riêng, thì nghĩa vụ gắn liền phải đi vào khối tài sản nợ riêng; nếu tài sản liên quan đi vào khối tài sản có chung, thì nghĩa vụ gắn liền phải đi vào khối tài sản nợ chung của vợ và chồng. Đây chỉ là sự vận dụng một trong những nguyên tắc chung của luật cơ bản:ubi emolumentum ibi onus- người nào thu được lợi ích, thì phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ gắn liền với lợi ích đó, nói nơm na là “người nào có ăn, thì có chịu”.

Ví dụ điển hình của việc áp dụng ngun tắc này trong việc xác định hành phần tài sản nợ riêng là những nghĩa vụ gắn liền với các tài sản được chuyển giao bằng con đường thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc và những nghĩa vụ được xác lập trước khi kết hôn. Tài sản được thừa kế riêng và tài sản có trước khi kết hơn là các tài sản riêng, do đó, các nghĩa vụ xác lập trước khi kết hôn và những nghĩa vụ được chuyển giao bằng con đường thừa kế do áp dụng BLDS 2005 Điều 636 là những tài sản nợ riêng; nghĩa là nếu người có nghĩa vụ khơng tự giác thực hiện nghĩa vụ, thì người có quyền có thể u cầu kê biên tài sản có riêng của người có nghĩa vụ để cưỡng chế việc thực hiện nghĩa vụ đó.

Ví dụ điển hình của việc áp dụng ngun tắc này trong việc xác định thành phần khối tài sản nợ chung là các nghĩa vụ phát sinh từ những giao dịch dẫn đến việc tạo ra tài sản trong thời kỳ hôn nhân: vợ hoặc chồng giao kết việc mua một xe máy; xe máy mua được là tài sản chung, do được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; vậy nghĩa vụ trả tiền mua xe máy phải đi vào khối tài sản nợ chung của vợ và chồng

Nguyên tắc này có lẽ được áp dụng cả trong trường hợp việc một tài sản đi vào khối tài sản chung là do hiệu lực của một hành vi trái pháp luật: một tài sản có được do tham ơ đi vào khối tài sản chung do được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; bởi vậy, khối tài sản chung phải trở thành vật bảo đảm cho nghĩa vụ bồi thường hoặc nghĩa vụ hoàn trả được ghi nhận trong một bản án xử phạt người có hành vi tham ơ đó.

, nghĩa là nếu người mua khơng chịu trả tiền mua tài sản, thì người bán có quyền yêu cầu kê biên các tài sản chung của vợ chồng để nhận tiền thanh toán.

Một phần của tài liệu Luật hôn nhân và gia đình việt nam tập 2 các quan hệ tài sản giữa vợ chồng (Trang 37 - 38)