Khơng áp dụng luật chung. Các ngun tắc bình đẳng về hiện vật và bình đẳng về
giá trị trong phân chia tài sản chung, chi phối việc chia tài sản thuộc sở hữu chung theo phần, không nhất thiết được áp dụng cho việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân, bởi, như đã nói, cả phần quyền của vợ, chồng trong khối tài sản đem chia có thể chỉ được xác định sau khi đã chia xong tài sản. Ta phân biệt cách thức cấu tạo tài sản chia tuỳ theo việc phân chia được tiến hành trong điều kiện vợ chồng cịn hay khơng còn chung sống trên thực tế.
Phân chia trong điều kiện vợ chồng không sống chung trên thực tế. Việc phân chia
có thể được thực hiện theo thoả thuận hoặc bằng con đường tư pháp. Ly hôn thực tế, vợ chồng thường tiến hành chia tài sản chung như trong một vụ ly hôn thực sự, nghĩa là trên cơ sở thanh toán phần của mỗi người dựa theo cơng sức đóng góp. Bởi vậy, việc cấu tạo các phần tài sản chia được thực hiện dựa theo các quy tắc về cấu tạo tài sản chia sau khi ly hôn.
Phân chia trong điều kiện vợ chồng vẫn tiếp tục cuộc sống chung. Phần tài sản chia
trong trường hợp này sẽ được cấu tạo như thế nào để vợ, chồng có thể nhận được số tài sản riêng cần thiết cho việc thực hiện những dự án của mình. Các tài sản bằng hiện vật sẽ không được chia nhỏ mà được cấp trọn cho người có nhu cầu khai thác tài sản. Trong chừng mực đó, ta nói rằng việc phân chia được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng về giá trị. Việc cấu tạo các phần tài sản chia đồng thời cũng là việc tiến hành phân chia. Ví dụ, khối tài sản chia được xác định gồm hai căn nhà (có thể có giá trị khơng ngang nhau); vợ muốn nhận được một căn; chồng cũng muốn nhận được một căn; khối tài sản chia được phân thành hai phần, mỗi phần gồm một căn nhà và người muốn nhận căn nhà nào, sẽ nhận đúng phần có căn nhà ấy. Cũng có trường hợp các đương sự thoả thuận về việc trích và cấp hẳn cho một người một số tài sản nhất định bằng hiện vật hoặc bằng tiền mặt; người cịn lại khơng nhận tài sản nào.