Thanh tốn quan hệ tài sản và phân chia tài sản chung giữa vợ và chồng Thanh toán quan hệ tài sản

Một phần của tài liệu Luật hôn nhân và gia đình việt nam tập 2 các quan hệ tài sản giữa vợ chồng (Trang 100 - 102)

Thanh toán quan hệ tài sản

Các nguyên tắc chung.Các nguyên tắc chung của việc thanh toán tài sản chung của vợ chồng được ghi nhận tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 95 khoản 2 điểm a và b.

a. Tài sản chung của vợ chồng về ngun tắc được chia đơi, nhưng có xem xét hồn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, cơng sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.

Nhận xét. Có ba nhận xét.

- Hồn cảnh sống của mỗi bên và tình trạng tài sản, trên nguyên tắc, không phải là căn cứ thanh toán mà là căn cứ phân chia tài sản chung. Khơng thể nói một cách đơn giản rằng bên nghèo hơn phải được chia nhiều hơn; nhưng bên nghèo hơn có thể được chia các tài sản bằng hiện vật cho phép dễ kiếm sống hơn.

- Việc bảo vệ quyền lợi của các con và việc phân chia tài sản chung của vợ chồìng hình như khơng có liên quan gì với nhau, bởi trước hết các con khơng phải là người có quyền sở hữu đối với khối tài sản chung của vợ chồng. Cá biệt, trong trường hợp vợ chồng và các con hoạt động kinh tế chung trong khn khổ hộ gia đình, thì sau khi ly hơn, vợ hoặc chồng phải đi ra. Các quy định ở điểm b trên đây cho phép nghĩ rằng khi người đi ra là người chồng, thì tài sản chung của các thành viên hộ gia đình được phân chia như thế nào để người chồng nhận được phần của mình và đi ra, cịn các tài sản khác vẫn tiếp tục thuộc sở hữu chung của các thành viên cịn lại trong hộ gia đình (từ nay chỉ gồm người vợ và các con). Song, hình như đó khơng phải là giả thiết được dự kiến trong khung cảnh của điều luật, bởi các con ở đây là con chưa thành niên và con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Trong trường hợp chấm dứt hơn nhân do ly hôn, các con này sẽ được giao cho một trong hai người chăm sóc, ni dưỡng. Hẳn người làm luật muốn nói rằng trong trường hợp các con này được một người nào đó trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng, thì người sau này phải được ưu tiên nhận những tài sản thích hợp để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Mà nếu vậy, thì nguyên tắc bảo đảm được thiết lập trong lĩnh vực phân chia chứ khơng phải trong lĩnh vực thanh tốn tài sản.

- Có thể ghi nhận gì từ ngun tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ ở góc độ thanh tốn tài sản chung? Tất nhiên, thẩm phán khơng thể tuỳ tiện thanh tốn phần quyền của người vợ trong khối tài sản chung theo ý mình, bởi vì xác định phần của người vợ khơng tương xứng với cơng sức đóng góp của người này vào khối tài sản chung đồng nghĩa với việc thiết lập tình trạng được lợi về tài sản mà khơng có căn cứ pháp luật. Thẩm phán cũng không thể cho người vợ được hưởng sự ưu đãi trong việc chứng minh cơng sức đóng góp của mình. Trong trường hợp cơng sức của vợ và công sức của chồng được xác định rõ, thẩm phán khơng thể quyết định rằng theo luật, chỉ có cơng sức của người vợ được bảo vệ, cịn cơng sức của người chồng thì khơng hoặc cơng sức của người vợ được bảo vệ ưu tiên, cịn cơng sức của người chồng thì khơng được bảo vệ ưu tiên. Có thể nói rằng cũng như các yếu tố “hồn cảnh sống của mỗi người” và “tình trạng của tài sản”, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ, trên nguyên tắc, cũng chỉ được đặt ra khi tiến hành phân chia chứ khơng phải ở giai đoạn thanh tốn tài sản chung.

Tóm lại, ở góc độ thanh tốn tài sản chung của vợ chồng, ta rút ra được một nguyên tắc từ các quy định trên đây: nguyên tắc xác định phần quyền của vợ, chồng trong tài sản chung dựa vào cơng sức đóng góp.

Lý thuyết về cơng sức đóng góp

Sự đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức. Việc đánh giá cơng sức đóng góp chủ yếu được thực hiện bằng con đường thoả thuận; nếu khơng thoả thuận được, thì một bên hoặc cả hai bên có thể u cầu Tồ án giải quyết. Giả sử Tồ án được u cầu giải quyết, thì sẽ

có hai vấn đề đáng chú ý mà Toà án phải xem xét như các vấn đề thuộc cơ sở của việc đánh giá cơng sức đóng góp: xác định các hình thức đóng góp và xác định cách đánh giá cơng sức đóng góp.

Hình thức đóng góp

Đóng góp tích cực và đóng góp tiêu cực. Đóng góp vào một khối tài sản, trong quan

niệm rộng nhất, được hiểu theo hai nghĩa: một mặt, đó là sự đóng góp vào việc làm giàu cho khối tài sản ấy (đóng góp tích cực); mặt khác, đó có thể là việc góp phần làm nghèo đi khối tài sản ấy (đóng góp tiêu cực).

Một phần của tài liệu Luật hôn nhân và gia đình việt nam tập 2 các quan hệ tài sản giữa vợ chồng (Trang 100 - 102)