Nguồn sống duy nhất hay nguồn sống chủ yếu? Theo Luật hơn nhân và gia đình năm
2000 Điều 33 khoản 5, trong trường hợp tài sản riêng của vợ (chồng) đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của vợ và chồng. Sử dụng chung hẳn hàm nghĩa rằng cả vợ và chồng đều trực tiếp tham gia vào việc khai thác công dụng của tài sản. Nếu chỉ có một người trực tiếp khai thác, thì dù hoa lợi, lợi tức có là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc định đoạt tài sản vốn là của riêng đó khơng chịu sự chi phối của điều luật. Tuy nhiên, trong điều kiện luật không quy định cụ thể, ta nói rằng vai trị của vợ (chồng) chủ sở hữu trong việc khai thác tài sản khơng nhất thiết phải ngang bằng với vai trị của chủ sở hữu: một vai trị phụ của người khơng phải là chủ sở hữu đủ để tình trạng sử dụng chung được ghi nhận và đặt tài sản dưới sự chi phối của điều luật.
Mặt khác, điều kiện “hoa lợi, lợi tức từ tài sản là nguồn sống duy nhất của gia đình” khiến cho phạm vi áp dụng điều luật trở nên chật hẹp. Trong đa số trường hợp, vợ chồng thường xoay sở để sống bằng cách khai thác nhiều nguồn, nhưng họ ln có một nguồn nào đó là nguồn chính, ổn định và thường xuyên, bên cạnh một số nguồn phụ, có thể ổn định hoặc khơng ổn định, thường xun hoặc không thường xuyên. Giả sử người chồng bán một tài sản riêng có nhiều hoa lợi; người vợ phản đối; người chồng chỉ cần chứng minh rằng hoa lợi từ tài sản đó khơng phải là nguồn sống duy nhất của gia đình (nghĩa là cịn có nguồn sống khác, dù khơng chủ yếu), thì đơn của người vợ sẽ bị bác ? Đáng lý ra, chỉ cần tài sản đó phát sinh hoa lợi thường xuyên và hoa lợi đó là nguồn sốngchủ yếucủa gia đình, thì điều luật có thể được áp dụng. Hẳn có lẽ theo nghĩa đó là điều luật phải được hiểu trong thực tiễn.