Tiến hành phân chia Điều kiện về hình thức

Một phần của tài liệu Luật hôn nhân và gia đình việt nam tập 2 các quan hệ tài sản giữa vợ chồng (Trang 65 - 67)

Điều kiện về hình thức

Phân chia theo thoả thuận

Thoả thuận bằng văn bản. Theo Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 29 khoản

1, việc chia tài sản chung phải được lập thành văn bản. Điều luật chắc chắn chỉ được áp dụng trong trường hợp giữa vợ và chồng có sự thoả thuận về cách chia. Nếu vợ và chồng khơng đồng ý với nhau về cách chia, thì khơng thể có chuyện vợ hoặc chồng ký vào văn bản phân chia một cách tự nguyện. Cần nhấn mạnh rằng luật chỉ đòi hỏi việc thoả thuận chia tài sản chung phải được lập thành văn bản, chứ không yêu cầu lập văn bản trước cơ quan công chứng, chứng thực.

Các nội dung chủ yếu của văn bản bao gồm: - Lý do chia tài sản;

- Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mơ tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;

- Phần tài sản cịn lại khơng chia, nếu có;

- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung; - Các nội dung khác, nếu có.

Phân chia bằng con đường tư pháp

Phân chia bằng con đường tư pháp trong trường hợp nào ?. Việc phân chia bằng

con đường tư pháp được luật dự kiến cho trường hợp giữa vợ và chồng khơng có được sự thoả thuận cần thiết

Có thể vợ và chồng đạt được sự thoả thuận về việc nên chia nhưng không thoả thuận được về xác định khối tài sản chia. Hoặc vợ và chồng thoả thuận được về việc nên chia và về việc xác định khối tài sản chia, nhưng không thoả thuận được về cách chia; hoặc vợ và chồng thậm chí khơng thoả thuận được về việc nên hay khơng nên chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân.

. “Khơng có được sự thoả thuận cần thiết” bao hàm cả trường hợp “khơng thể có sự thoả thuận” do vợ hoặc chồng vắng mặt, mất tích hoặc ở trong tình trạng khơng thể nhận thức được hành vi của mìnhü. Thực ra, ngay cả trong trường hợp vợ hoặc chồng khơng nhận thức được hành vi của mình mà có người giám hộ, ta khơng biết chắc liệu, trong khung cảnh của luật thực định, việc chia tài sản chung có thể được thực hiện bằng con đường thoả thuận giữa chồng (vợ) và người giám hộ của vợ (chồng) khơng nhận thức được hành vi của mình. Luật viết chưa có quy định rõ ràng ở điểm này. Trong trường hợp vợ hoặc chồng ở trong tình trạng bị hạn chế năng lực hành vi, dường như người làm luật muốn rằng người bị hạn chế năng lực hành vi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật để tham gia vào việc thoả thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng, bởi vì rõ ràng, phân chia tài sản chung không phải là giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Vấn đề, dẫu sao, có thể trở nên rắc rối, nếu người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi lại là vợ hoặc chồng của đương sự. Tất nhiên, người bị hạn chế năng lực hành vi không thể xin phép người đại diện để phân chia tài sản chung, rồi sau đó, lại thoả thuận với chính người đại diện này về nội dung của việc phân chia. Hẳn, người bị hạn chế năng lực hành vi phải yêu cầu người đại diện từ bỏ vai trò đại diện của mình, để Tồ án có thể chỉ định một người đại diện khác

Khi người đại diện khác được chỉ định, thì người bị hạn chế năng lực hành vi tự mình tiến hành việc phân chia với vợ (chồng) mình, nhưng phải được sự đồng ý của người đại diện.

Trường hợp phân chia tài sản chung theo yêu cầu của chủ nợ riêng. Khi thay mặt

người mắc nợ để yêu cầu phân chia tài sản chung, chủ nợ chỉ thực hiện các quyền của người mắc nợ; bởi vậy, việc phân chia tài sản chung theo sáng kiến của chủ nợ của vợ hoặc chồng không nhất thiết phải được thực hiện bằng con đường tư pháp. Chủ nợ có thể thay người mắc nợ yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng; nếu vợ (chồng) của người mắc nợ đồng ý, thì các bên có thể thoả thuận về việc phân chia; nếu vợ (chồng) của người mắc nợ khơng đồng ý, thì chủ nợ có thể yêu cầu phân chia bằng con đường tư pháp.

Điều kiện về nội dung

Ấn định khối tài sản chia

Phân chia theo thoả thuận. Việc ấn định khối tài sản chia trong trường hợp phân chia

theo thoả thuận không phức tạp. Vợ chồng có quyền tự do xác định nội dung khối tài sản chia theo ý mình: hoặc chia tồn bộ tài sản chung hiện hữu, hoặc chỉ chia một phần tài sản chung.

Phân chia bằng con đường tư pháp. Việc ấn định khối tài sản chia trong trường hợp

phân chia bằng con đường tư pháp tỏ ra khơng đơn giản. Nếu giữa vợ và chồng đã có sự thoả thuận về nội dung khối tài sản chia nhưng khơng có sự thoả thuận về cách chia, thì thẩm phán có thể tạm n tâm khi thực hiện cơng việc xét xử của mình: vấn đề chỉ là chia như thế nào. Trái lại, nếu vợ và chồng muốn chia nhưng lại không thoả thuận được về nội dung khối tài sản chia (chẳng hạn, người chỉ muốn chia một phần, người kia muốn chia toàn bộ; người muốn chia một số tài sản này, người muốn chia một số tài sản khác), thì thẩm phán sẽ gặp khó khăn trong việc xác định khối tài sản chia. Tương tự, trong trường hợp một người muốn chia tài sản chung nhưng người khác lại không muốn: ngay nếu như xác định được rằng người muốn chia hồn tồn có lý do chính đáng để u cầu chia, thì thẩm phán vẫn cịn phải đứng trước vấn đề chia bao nhiêu thì vừa và chia những thứ nào. Có vẻ như việc phân chia tài sản chung bằng con đường tư pháp chỉ được dự kiến trong trường hợp thứ nhất nêu trên, nghĩa là khi vợ chồng đã thoả thuận được về nội dung khối tài sản chia nhưng không thoả thuận được về cách chia. Tất nhiên, khi quyết định chia như thế nào trong trường hợp này, thẩm phán phải dựa vào cơng sức đóng góp: việc chia tài sản được thực hiện như trong trường hợp ly hôn.

Cấu tạo các phần tài sản chia

Vấn đề cấu tạo các phần tài sản chia chỉ được đặt ra sau khi vấn đề ấn định khối tài sản chia đã được giải quyết xong.

Một phần của tài liệu Luật hôn nhân và gia đình việt nam tập 2 các quan hệ tài sản giữa vợ chồng (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)