Hệ quả của sự suy đoán

Một phần của tài liệu Luật hôn nhân và gia đình việt nam tập 2 các quan hệ tài sản giữa vợ chồng (Trang 34 - 36)

Quyền của vợ và chồng. Ta sẽ thấy, trong phần sau, rằng vợ và chồng có quyền và

nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Do đó, việc sử dụng, định đoạt một tài sản mà không biết là của chung hay của riêng phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng. Thực tiễn giao dịch thừa nhận rằng đối với việc định đoạt các tài sản không quan trọng, sự đồng ý của vợ hoặc chồng có thể là sự đồng ý mặc nhiên, thể hiện qua sự im lặng (không phản đối) trước việc chồng hoặc vợ định đoạt tài sản; còn đối với việc định đoạt các tài sản có giá trị lớn, nhất là bất động sản, cả vợ và chồng phải cùng đứng ra xác lập giao dịch, thì sự đồng ý mới coi là được ghi nhận

Nhắc lại rằng việc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà trên giấy chứng nhận chỉ có tên một người khơng tự nó thể hiện đầy đủ tính chất riêng của tài sản liên quan. Bởi vậy, thực tiễn công chứng vẫn yêu cầu sự tham gia của người khơng có tên trên giấy chứng nhận vào các giao dịch quan trọng liên quan đến tài sản. Nếu người khơng có tên xác nhận rằng mình khơng có quyền hạn gì đối với tài sản, thì cơ quan cơng chứng để cho người có tên tự mình xác lập giao dịch; nếu người khơng có tên cùng với người

có tên đứng ra xác lập giao dịch, thì cơ quan cơng chứng có thể coi đó như là sự thừa nhận của vợ và chồng về tính chất chung của tài sản.

.

Quyền lợi của người thứ ba. Các chủ nợ mà có quyền kê biên tài sản chung của vợ

và chồng, trên nguyên tắc, được hưởng lợi nhiều nhất từ việc áp dụng quy tắc suy đoán này: chủ nợ muốn kê biên một tài sản; vợ hoặc chồng chỉ có thể cứu lấy tài sản khỏi sự kê biên, nếu chứng minh được rằng tài sản ấy là của riêng của người khơng có nghĩa vụ. Trái lại các chủ nợ mà chỉ có quyền kê biên tài sản riêng của vợ hoặc chồng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cưỡng chế việc thanh toán nợ. Tài sản riêng của vợ, chồng, như đã nói, ln có xu hướng bị sáp nhập vào khối tài sản chung. Cuộc sống vợ chồng càng kéo dài, khối tài sản riêng càng nhỏ lại so với khối tài sản chung và chủ nợ riêng của vợ hoặc chồng càng có ít cơ may tìm được những tài sản là vật bảo đảm cho quyền địi nợ của mình. Trong luật của một số nước, sau khi áp đặt sự suy đoán tài sản chung, người làm luật thừa nhận rằng, dẫu sao, chủ nợ riêng của vợ hoặc chồng cũng có thể yêu cầu kê biên các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng (dù hoa lợi, lợi tức đó là tài sản chung) và cả các động sản trong gia đình mà khơng biết là của chung hay của riêng

Ví dụ, luật của Pháp: BLDS Pháp Điều 1411.

. Luật Việt Nam khơng có quy định tương tự và việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ riêng của chồng hoặc vợ trở nên không đơn giản.

Mặt khác, ta nói rằng các chủ nợ chung được hưởng lợi “trên nguyên tắc”: cũng như người thứ ba, vợ hoặc chồng chứng minh tính chất riêng của một tài sản bằng mọi phương tiện được thừa nhận trong luật chung về chứng cứ. Giả sử vợ hoặc chồng khai, với tư cách người làm chứng, rằng tài sản nào đó là tài sản riêng của chồng hoặc vợ, thì chủ nợ chung cũng có thể gặp khó khăn. Nói chung, khi xây dựng quy tắc về suy đoán tài sản chung, người làm luật chỉ quan tâm đến quan hệ nội bộ giữa vợ chồng mà quên mất mối quan hệ giữa vợ chồng và người thứ ba, đặc biệt là chủ nợ. Luật Việt Nam sẽ cịn tiếp tục được hồn thiện ở điểm này.

Một phần của tài liệu Luật hôn nhân và gia đình việt nam tập 2 các quan hệ tài sản giữa vợ chồng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)