43 Sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn FDI gây nên sự cạnh tranh khốc liệt đối với các doanh nghiệp trong nƣớc, mà phần thua dễ dàng thuộc về các doanh nghiệp này do sự thua kém về công nghệ, nguồn vốn, lao động. Các doanh nghiệp này sẽ dễ mất thị trƣờng, mất nguồn lao động và dẫn đến phá sản.
Không phải mọi luồng vốn FDI đều là tích cực. Bởi vì dòng vốn đầu tƣ vào bất động sản, chúng góp phần tạo nên bong bóng thị trƣờng bất động sản và làm nền kinh tế mất ổn định, sau đó lâm vào khủng khoảng. Cơ cấu phân bổ vốn FDI vào Việt Nam hiện nay còn chƣa hợp lý. Hiện tại, lĩnh vực dịch vụ lƣu trú và ăn uống thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ vốn FDI nhất, đứng thứ 2 là lĩnh vực bất động sản. FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đã bị giảm liên tục từ năm 2005 (70,4% năm 2005 xuống 68,9% năm 2006, 51% năm 2007, 36% năm 2008 và còn 13,6% năm 2009). Không những thế, trong lĩnh vực này, vốn đầu tƣ chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, có giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, đầu tƣ vào khai thác tài nguyên và bất động sản tăng lên. Đầu tƣ vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vốn dĩ đã ít lại đang có xu hƣớng giảm (năm 2006 chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký, nhƣng đến tháng 11/2008 chƣa đạt tới 1%).
Nếu việc chuyển giao công nghệ không đƣợc thực hiện đầy đủ, hoặc chỉ chuyển giao những công nghệ lạc hậu, thì các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam sẽ trở thành nơi thải ra các công nghệ không dùng nữa của các nƣớc phát triển. Khi đó nƣớc tiếp nhận không chỉ không cải thiện đƣợc tình trạng công nghệ, khả năng xuất khẩu, mà còn phải chịu thêm gánh nặng nuôi dƣỡng hoặc dỡ bỏ những công nghệ đã lạc hậu và gây hại cho môi trƣờng này. Ngoài ra, còn phải kể thêm tình trạng phụ thuộc một chiều vào đối tác nƣớc ngoài về kinh tế – kỹ thuật của nƣớc tiếp nhận dòng đầu tƣ FDI gây ra. Do đó, hiệu quả tiếp nhận vốn đầu tƣ sẽ không nhƣ mong đợi, hoặc không tƣơng xứng với chi phí của nƣớc chủ nhà bỏ ra, cả về chi phí tài chính, nhân lực và môi trƣờng. Cuộc điều tra vào năm 2009 do VCCI thực hiện với 1.155 doanh nghiệp FDI, tƣơng đƣơng 20% số doanh nghiệp đƣợc thống kê trong Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy: các doanh nghiệp này đến từ 47 quốc gia trên thế giới, hoạt động trên khắp cả nƣớc, 75% trong số đó đến
44 từ các nƣớc Châu Á. Nhƣng chỉ 16% doanh nghiệp đã giải ngân toàn bộ đƣợc cấp phép. Và chỉ 13,5% doanh nghiệp FDI có thể đƣợc coi là đầu tƣ công nghệ cao, sử dụng công nghệ hoặc trang thiết bị hiện đại.
Mất cân đối giữa các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. FDI thƣờng tập trung vào những ngành có khả năng sinh lợi cao nhƣ khai thác tài nguyên khoáng sản, dầu khí, công nghiệp nặng,… Trong khi những ngành nhƣ nông nghiệp lại thu hút đƣợc rất ít nguồn FDI. Điều này, dẫn tới sự mất cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế.
Xuất hiện nguy cơ rửa tiền. Theo cảnh báo của WB thì Việt Nam sẽ bị các tổ chức rửa tiền quốc tế chọn làm mục tiêu vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng ở nƣớc ta còn kém phát triển, mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức còn cao. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trên con đƣờng mở cửa kinh tế và đƣợc đánh giá là nền kinh tế có tính chất mở hàng đầu thế giới. Việc kiểm soát lỏng lẻo các dòng tiền vào ra đã tạo điều kiện thuận lợi để tội phạm thực hiện hoạt động rửa tiền. Nguồn vốn FDI có thể là một kênh thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động rửa tiền. Các tổ chức phi pháp có thể tiến hành đầu tƣ vào nƣớc ta với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài nhƣng thực chất không phải để hoạt động mà nhằm hợp pháp hóa các khoản tiền bất hợp pháp.
Nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang gây thất thoát về nguồn thu thuế của Nhà nƣớc qua hiện tƣợng chuyển giá trong hoạt động thƣơng mại giữa nội bộ công ty nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận về nƣớc. Bằng việc định giá quá cao các nguyên liệu, máy móc nhập khẩu đầu vào từ công ty mẹ, trong khi lại bán hàng hóa sản xuất ra cho công ty mẹ với giá quá thấp, nên các doanh nghiệp này luôn ở tình trạng "thua lỗ", không những không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà còn đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2010 của các DN FDI đạt 15,9%, giảm tới 19% so với năm 2008. Trong đó nhóm Cty liên doanh có tỉ suất lợi nhuận lớn nhất tới 26,3%, nhóm CTCP hiệu quả chỉ đạt 2,7%. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm 2010 chỉ đạt 7,5% và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu chỉ đạt 8,3% và có xu hƣớng giảm qua các
45 năm. Tuy nhiên, trong 3 năm, số lợi nhuận chuyển về nƣớc của các DN trên là 10.861,5 tỉ đồng.
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng các doanh nghiệp và đóng góp thuế thu nhập tƣơng ứng
Nguồn: Việt Nam Report