41 FDI góp phần vào tăng thặng dƣ của cán cân vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam với tỉ trọng trong GDP ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê, năm 2010, tổng kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 72191.9 triệu USD, trong đó khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đạt 39086.5 triệu USD, tăng gần 9000 triệu USD so với năm 2009. Sự tăng trƣởng nhanh và ổn định của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một trong những động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện phần nào tình trạng thâm hụt thƣơng mại đang diễn ra khá mạnh đối với cán cân thƣơng mại của nƣớc ta.
Bảng 2.9 : Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá theo khu vực kinh tế
(kể cả xuât khẩu dầu thô) Đơn vị %
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trong nƣớc 53.0 54.8 52.9 49.6 45.3 42.8 42.1 42.8 44.9 46.8 45.9 Đầu tƣ nƣớc ngoài 47.0 45.2 47.1 50.4 54.7 57.2 57.9 57.2 55.1 53.2 54.1
Nguồn: Bộ Công thƣơng.
Các nƣớc đang phát triển thƣờng có tỷ lệ tích lũy vốn thấp và vì vậy, FDI đƣợc coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn đầu tƣ trong nƣớc nhằm mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Số doanh nghiệp (DN) FDI thực tế đang hoạt động tính đến thời điểm 01/01/2009 là 5.625 DN, chỉ chiếm 2,7% tổng số DN tại Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực kinh tế này trong những năm vừa qua đã có đóng góp khá tích cực vào nền kinh tế, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp. Nhờ đó, trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện đƣợc nhiều ngành kinh tế quan trọng nhƣ thăm dò, khai thác dầu khí, bƣu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng. Báo cáo mới nhất của Cục đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho biết, 9 tháng đầu năm 2011, đã có 484 dự án đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với tổng vốn đăng ký 32,3 tỷ USD, chiếm gần 54,7% tổng số dự án và 57,5% tổng vốn đầu tƣ vào Việt Nam. Đến nay, khối doanh nghiệp FDI đã tham gia vào hầu hết các
42 ngành sản xuất công nghiệp và chiếm phần lớn sản lƣợng sản xuất của nhiều ngành kinh tế lớn nhƣ thép cán, dụng cụ y tế chính xác, sợi các loại, da giày, dệt may...đặc biệt là về khai thác dầu thô. Vốn FDI chiếm 25,8% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (năm 2009 chiếm 25,5%) giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,2% so với năm 2009 và cao hơn so với mức tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nƣớc (năm 2010 tăng 14,7%) tổng giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm 2009. Trong 9 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp của khối doanh nghiệp FDI đạt trên 204.000 tỷ đồng, tăng gần 18% so với năm 2010. Hoạt động sản xuất công nghiệp của khối doanh nghiệp FDI ở các địa phƣơng cũng phát triển rất mạnh, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất của nhiều địa phƣơng. Khu vực công nghiệp FDI ở Hải Dƣơng đạt tăng trƣởng tới 44,3%, Quảng Ninh gần 29%, Thành phố Hồ Chí Minh 19%, Hà Nội 16,8%.
FDI tạo cơ hội cho các nƣớc nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động. Tác động này là một tác động gián tiếp đƣợc hình thành khi các doanh nghiệp sử dụng vốn FDI phát triển mạnh mẽ, với ngƣời lao động có tay nghề cao, công nghệ kĩ thuật tiên tiến gây sức ép làm các doanh nghiệp trong nƣớc phải thay đổi, đào tạo nhân lực, học hỏi công nghệ, thay đổi chiến lƣợc sản xuất kinh doanh và trở nên vững mạnh hơn.
Mặc dù nguồn vốn đầu tƣ còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây.