53 Các nhà chuyên môn Việt Nam đã dựa vào những khó khăn sẽ đối mặt trong tƣơng lai của nền kinh tế để đề ra một số giải pháp:
- Giảm lạm phát và mục tiêu lớn nhất chúng ta đặt ra là đến năm 2012 phải kéo lạm phát về 1 con số. Nhƣ vậy, chúng ta mới tính toán lại các chính sách khác để bảo đảm từng bƣớc đi vào ổn định vĩ mô.
- Trong việc giải ngân thì nên biết là giải ngân trong ngành nào là bao nhiêu, phải sử dụng đúng mục đích để giảm lãng phí, ví dụ việc tái cấu trúc cho nền kinh tế là quan trọng thì phải làm ngay.
- Cần có chiến lƣợc FDI gắn với chiến lƣợc 10 năm 2011 – 2020 mà chúng ta đang xây dựng để biết đƣợc FDI của quốc gia phải có chính sách phù hợp để sử dụng một cách hiệu quả.
- Thay đổi phƣơng thức phân bổ đầu tƣ công.
Và còn nhiều giải pháp chung đƣợc nhiều nhà đầu tƣ đề cập đến, trong đó đối với từng lĩnh vực cụ thể đã có những biện pháp khắc phục nhƣ sau:
Đối với ngành nông nghiệp:
Chính phủ cần tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài, nâng cao tính minh bạch, đơn giản hoá thủ tục cấp phép, quản lý hoạt động đầu tƣ, cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghịêp, nông thôn. Sử dụng hợp lý các nguồn vốn khác để khuyến khích dòng chảy FDI.
Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: xây dựng chiến lƣợc thu hút, sử dụng FDI trong nông nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích về ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ, phát triển thị trƣờng, chính sách đất đai, phát triển vùng nguyên liệu, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện hiệu quả công tác quản lý, sử dụng FDI.
Đối với các hiệp hội ngành hàng: xây dựng quy hoạch vùng và cơ cấu sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp trong nƣớc nâng cao năng lực hoạt động, tăng cƣờng vai trò trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại.
Đối với các doanh nghiệp: nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp, tích cực tham gia chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ của ngành, chú trọng xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu.
54 Ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết với Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam có nhu cầu nhƣ: văn hóa - y tế - giáo dục, bƣu chính - viễn thông, hàng hải, hàng không, sẽ góp phần thúc đẩy đầu tƣ nhanh chóng hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, trong bối cảnh suy giảm kinh tế cũng nhƣ suy giảm về nguồn FDI trên toàn cầu.
Tập trung nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống cấp điện, nƣớc, đƣờng giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, tránh gây khó khăn cho các nhà đầu tƣ.
Đối với ngành công nghiệp:
Đầu tƣ vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Trƣớc hết, cần xây dựng cơ chế hợp tác đào tạo giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp, tiếp nhận sinh viên từ các trƣờng đại học công nghiệp để đào tạo thực hành tại doanh nghiệp sản xuất.
Tiếp thu chuyển giao công nghệ từ các đối tác, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; đầu tƣ xây dựng khu công nghệ cao, công nghệ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên lĩnh vực điện tử, tin học, lắp ráp...; liên doanh liên kết với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam để cung cấp linh kiện, sản phẩm phụ trợ.
Cần có sự hỗ trợ mạnh, hiệu quả của Nhà nƣớc với sự phát triển của ngành công nghiệp qua việc xây dựng quy hoạch, cơ sở hạ tầng và các chính sách khác đối với doanh nghiệp, đầu tƣ vốn phát triển công nghiệp…
Đối với dân sinh và môi trường:
Chính phủ cần tránh cấp giấy phép cho các dự án có công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trƣờng ,cần thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất và tránh việc lập các dự án quá lớn, chiếm dụng đất, cân nhắc về tỷ suất đầu tƣ/diện tích đất. Đăc biệt cần ƣu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng và hệ thống đƣờng bộ cao tốc bắc - nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, hệ thống đƣờng sắt cao tốc bắc - nam, đƣờng sắt kết nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đƣờng sắt quốc gia, đƣờng sắt nội đô thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.