Những khó khăn trong tƣơng lai:

Một phần của tài liệu FDI ở VIỆT NAM (Trang 50 - 52)

 Bên cạnh những cơ hội cho Việt Nam, các chuyên gia còn nhận thấy Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong tƣơng lai.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thu hẹp sản xuất, cắt giảm đầu tƣ do chi phí sản suất tăng, không có lợi nhuận.

Do không đƣợc hƣởng ƣu đãi lãi suất về thuế thu nhập doanh nghiệp nên làm cho chính sách đầu tƣ không còn hấp dẫn nữa mà ngày càng gay gắt, thậm chí còn giảm hơn so với trong khu vực.

51 Sau khi hội nhập kinh tế, việc cạnh tranh với các nƣớc trên thế giới càng gay gắt hơn.

Trình độ nhân lực hạn chế trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa lại đòi hỏi phải có sản phẩm tốt đã tạo sức ép cho việc cạnh tranh hàng hóa. Ngoài ra tiêu dùng cũng bị ảnh hƣởng nhiều do kinh tế khó khăn.

Lƣơng của ngƣời lao động liên tục tăng trong những năm qua làm cho chi phí doanh nghiệp tăng lên, lợi nhuận giảm xuống, kéo theo một số vấn đề trốn thuế, làm giảm nguồn thu trong tƣơng lai.

Lạm phát cao ở mức hai con số vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ. Theo đại diện EuroCham, có đến 56% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát trong quí 3-2011 cho rằng lạm phát ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của họ và 6% cho rằng lạm phát đang đe dọa hoạt động kinh doanh của họ làm cho nhà đầu tƣ dè dặt hơn.

Chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào các ngành và vùng trọng điểm đã chứng tỏ không có hiệu lực. Các ngành thu hút đầu tƣ chính vẫn là những ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên. Đi kèm theo muốn thu hút vốn đầu tƣ nhiều thì phải khai thác nhiều tài nguyên và vấn đề đó gây ra ô nhiễm môi trƣờng bắt chúng ta phải đánh đổi dể có công nghệ cao.

Nguồn vốn FDI không đƣợc sử dụng hiệu quả. Ở góc độ doanh nghiệp thì các doanh nghiệp FDI có năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh thấp. Trên 50% doanh nghiệp làm ăn thua lỗ liên tục nhƣng xét chung thì hệ số sử dụng vốn của khu vực FDI lại khá cao thua lỗ phần lớn xảy ra tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, và lãi khá ở các ngành dầu khí và ôtô.

 Thời gian gần đây, các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã khá lo lắng trƣớc tình hình động đất và sóng thần tại Nhật Bản.

Ông Nguyễn Đức Độ - Trƣởng phòng nghiên cứu tài chính, Viện Kinh tế tài chính cho biết: “Hiện tại, những tác động của thiên nhiên tới nền kinh tế Nhật Bản còn chưa có con số thống kê cụ thể và cuối cùng nên rất khó để đưa ra đánh giá cụ

52

thể. Ở một góc độ nào đó, khi gặp thiên tai, Nhật Bản sẽ phải tập trung nguồn lực để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, Nhật Bản là một quốc gia lớn ở châu Á, muốn có tầm ảnh hưởng mạnh đến các nước trong khu vực nên Nhật Bản sẽ cố gắng ưu tiên thực hiện các cam kết đã ký. Còn về vốn FDI vào Việt Nam từ các doanh nghiệp Nhật Bản thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề về ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Nếu kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh được cải thiện thì vốn FDI có thể sẽ vẫn tăng cho dù Nhật Bản chịu hậu quả nặng nề của động đất và sóng thần. Về thương mại, sau trận động đất và sóng thần này nếu kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái thì nhua cầu về hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó thì đó cũng là cơ hội cho các nhiều nhà sản xuất có thể thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.”

Theo ông Nguyễn Minh Phong - Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội Hà Nội: “Nhật Bản là quốc gia có nhiều hỗ trợ cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tôi tin rằng, mặc dù gặp phải thiên tai bất khả kháng, thiệt hại lớn bên cạnh dành nguồn lực cho các nơi Nhật Bản sẽ ko cắt bỏ hoàn toàn các cam kết viện trợ cấp quốc gia. Trong thời gian tới có ảnh hưởng đến tiến độ, trình tự dự án nhưng những cam kết ODA với Việt Nam sẽ được thực hiện trọn vẹn, có thể có sự dịch chuyển. Chắc chắn với hậu quả nặng nề thiên tai, Nhật Bản sẽ phải dành nguồn vốn cho khắc phục hậu quả. Với tư cách là dòng vốn xã hội thì FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ điều chỉnh. Tuy nhiên điều này tùy thuộc vào các đối tác, với các đối tác doanh nghiệp trong kế hoạch phát triển dài hạn, họ sẽ duy trì những hoạt động cần thiết nằm trong kế hoạch kinh doanh nhất là dự án tái cấu trúc các chi nhánh trong kế hoạch kinh doanh toàn cầu của họ. Với các doanh nghiệp thì ko lớn, cấp quốc gia thì Nhật luôn là nước giữ uy tín của mình.”

Bên cạnh đó, sau trận thiên tai nƣớc nhật sẽ cần nhiều hơn sự gia tăng lƣợng cầu về lƣơng thực thực phẩm, hàng tiêu dùng. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng cơ hội thì đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Nhật.

Một phần của tài liệu FDI ở VIỆT NAM (Trang 50 - 52)