Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chƣa cao

Một phần của tài liệu FDI ở VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

40 Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chƣa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế về chi phí và chất lƣợng. Mặc dù hạ tầng cơ sở đã đƣợc cải thiện trong những năm qua nhƣng khả năng sẵn có và chất lƣợng kết cấu của Việt Nam vẫn dƣới mức trung bình trong khu vực. Theo kết quả điều tra do Viện Nghiên cứu phát triển Đức (GDI) tiến hành cho thấy hơn 2/3 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phải dùng đƣờng bộ để vận tải hàng hoá của mình. Hầu hết các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phỏng vấn đều chỉ trích hệ thống vận tải nghèo nàn là một trở ngại lớn trong kinh doanh. Đồng thời họ còn cho biết, chi phí vận tải của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với bình quân chung trong khu vực và hầu hết các nƣớc quanh vùng. Chẳng hạn giá vận chuyển một Container 40 feet từ Việt Nam đi Nhật Bản là 1500 USD, gấp 2 lần so với Malaysia, cao hơn 500 USD so với Philippin, 600 USD so với Ấn Độ, 200 USD so với từ Thái Lan. Theo đánh giá của UNDP thì mật độ đƣờng giao thông/km của Việt Nam chỉ bằng 1% mức trung bình của thế giới, tốc độ truyền thông trung bình của Việt Nam chậm hơn thế giới 30 lần.

Tóm lại, kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài thì con đƣờng để các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào Việt Nam đã đƣợc khai thông. Việt Nam đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định trong việc thu hút vốn FDI về tổng số vốn đầu tƣ, số dự án, số lƣợng nhà đầu tƣ. Nguồn vốn FDI này cũng có tác động rất lớn đến sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến cho môi trƣờng đầu tƣ trở nên kém hấp dẫn. Để tăng cƣờng thu hút vốn FDI Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ và nhất quán.

Một phần của tài liệu FDI ở VIỆT NAM (Trang 39 - 40)