Tác động tới văn hóa, xã hội:

Một phần của tài liệu FDI ở VIỆT NAM (Trang 45 - 49)

2.3.2.1. Tích cực:

Thông qua hoạt động đầu tƣ các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua việc tuyển dụng lao động ở nƣớc sở tại. Song song đó, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo việc làm thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế này. Mức độ tác động của FDI trong việc giải quyết việc làm phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố nhƣ: quy mô đầu tƣ, lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ, chính sách công nghiệp và chính sách thƣơng mại của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Bên cạnh đó, tác động của FDI đến thị trƣờng lao động cũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh tế, định hƣớng phát triển cũng nhƣ chất lƣợng lao động và chính sách lao động của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Trong năm 2010, khối doanh nghiệp FDI tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động. Tính đến cuối năm, lĩnh vực FDI đã sử dụng 1,9 triệu lao động trực tiếp và tạo ra hàng triệu việc làm gián tiếp khác, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động Việt Nam.

46 Nâng cao chất lƣợng lao động có tay nghề cao và mức lƣơng trung bình của ngƣời dân. FDI đầu tƣ chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao động có trình độ kỹ năng cao. Mức thu nhập trung bình của lao động trong khu vực này thƣờng cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hơn nữa, số lao động này đƣợc tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi đƣợc các phƣơng thức lao động tiên tiến. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dần các chuyên gia nƣớc ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển các qui trình công nghệ hiện đại. Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này. Tiền lƣơng cao nhất của lao động giữ chức danh quản lí ở doanh nghiệp Nhà nƣớc là 40,5 triệu đồng/tháng; ở doanh nghiệp dân doanh là 216,136 triệu đồng/tháng; ở doanh nghiệp FDI là 208 triệu đồng/tháng. Đáng chú ý là mức lƣơng cao nhất trả cho ngƣời lao động vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực FDI, trong đó 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế; Bà Rịa – Vũng Tàu có mức lƣơng cao nhất trả cho ngƣời lao động với trên 100 triệu đồng/tháng; 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Dƣơng và Long An có mức lƣơng cao nhất trả cho ngƣời lao động từ 50 triệu – 60 triệu đồng/tháng.

Các công ty có vốn FDI tạo cho ngƣời lao động những thói quen làm việc công nghiệp, đổi mới tƣ duy, thái độ, đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử và bình đẳng trong quan hệ xã hội. Đây là một trong những tác động tích cực đáng kể đến sự thay đổi trong văn hóa xã hội của ngƣời Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Các doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi ngƣời lao động nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình thông qua những yêu cầu ngày càng cao đối với công việc, cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến… Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của ngƣời lao động tƣơng đối cao so với mặt bằng chung. Những yêu cầu trên đòi hỏi phải không ngừng phát triển bản thân cả về thể lực và trí lực. Bên cạnh đó, để ngƣời lao động đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công việc các doanh

47 nghiệp FDI thƣờng tiến hành tuyển chọn, đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề đòi hỏi chất lƣợng lao động cao. Do đó, FDI vừa gián tiếp khuyến khích ngƣời lao động tăng đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực vừa trực tiếp đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực.

2.3.2.2. Tiêu cực:

Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của FDI đối với nƣớc nhận đầu tƣ là những ảnh hƣởng về môi trƣờng. Đặc biệt là tình hình xuất khẩu ô nhiễm từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng. FDI đầu tƣ nhiều vào các dự án khai thác tài nguyên, công nghiệp nặng sẽ làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn nguyên liệu tự nhiên và đặc biệt là tăng ô nhiễm môi trƣờng.Các nƣớc đang phát triển có nguy cơ trở thành những nƣớc có mức nhập khẩu ô nhiễm cao, nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... Hiện nay vấn đề xử lý nƣớc thải tại Việt Nam chƣa đƣợc chú trọng, hầu hết các xí nghiệp chƣa có hệ thống xử lý chất thải. Các chƣơng trình giám sát, xử phạt vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách toàn diện trong khi ngày càng có nhiều dự án khai thác tài nguyên, vận chuyển dầu với hiểm họa tràn dầu có nguy cơ gia tăng trong các năm tới.

Một số ngành đầu tƣ FDI có tình trạng bóc lột sức lao động, ảnh hƣởng tiêu cực tới sức khỏe con ngƣời. Tình trạng khai thác cạn kiệt sức lao động, xúc phạm nhân phẩm, trả lƣơng không đúng so với những cống hiến của ngƣời làm công ở các công ty vẫn xảy ra. Mặc dù chỉ là những hạn chế không phổ biến, chúng ta vẫn cần phải ý thức đƣợc những mặt này để kịp thời ngăn chặn và tạo một môi trƣờng làm việc tốt hơn cho ngƣời lao động trong các doanh nhiệp sử dụng vốn FDI.

Một số doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào Việt Nam luôn tuyển lao động trình độ cao ở nƣớc ngoài, họ đến Việt Nam chủ yếu vì tận dụng lao động giá rẻ làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp. Kết quả khảo sát một số doanh nghiệp trên toàn quốc năm 2010 của Viện Công nhân Công đoàn, bình quân tiền lƣơng của ngƣời lao động trong doanh nghiệp FDI là 1,82 triệu đồng/tháng (6.900 đồng/giờ), trong khi doanh nghiệp tƣ nhân là 1,98 triệu đồng/tháng (8.500 đồng/giờ) và doanh nghiệp nhà nƣớc có mức lƣơng cao nhất là 2,25 triệu đồng/tháng (9.600 đồng/giờ). Trong số các

48 doanh nghiệp đƣợc khảo sát, có 6,8% ngƣời lao động có mức lƣơng dƣới 1 triệu đồng và trên 5 triệu đồng chỉ có 0,1%. Hầu hết ngƣời lao động nhận đƣợc mức lƣơng dƣới 2 triệu đồng (từ 1 đến 1,5 triệu đồng chiếm 40,4% và từ 1,5 đến 2 triệu đồng chiếm 27,8%). Trong các lĩnh vực ngành nghề thì gia công gỗ, dệt may, giày da, điện tử, sản xuất văn phỏng phẩm là những lĩnh vực có mức lƣơng thấp.

Một trong những nhân tố đẩy nhanh quá trình phân hóa giàu nghèo giữa các khu vực thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn FDI so với các khu vực khác. Cơ sở hạ tầng ở các khu vực này cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng tốt hơn và khoảng cách giữa các khu vực kinh tế ngày càng bị kéo dài.

49

CHƢƠNG 3: XU HƢỚNG FDI TRONG TƢƠNG LAI

Một phần của tài liệu FDI ở VIỆT NAM (Trang 45 - 49)