Thuận lợi

Một phần của tài liệu FDI ở VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

Việt Nam đã trở nên rất hấp dẫn và nhiều công ty nhìn về châu Á đã xem Việt Nam là một điểm đến cho các dự án của họ. Có nhiều lý do để luồng vốn FDI đổ vào :

35

 Cơ cấu dân số vàng:

Nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ. Tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009, cả nƣớc có 43,8 triệu ngƣời trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,1% dân số. Ngƣời lao động Việt Nam rất sáng tạo trong công việc.

 Việt nam đã ký các cam kết liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài:

Việt Nam đã ký các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng về đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ: Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại (TRIMS), hiệp định đầu tƣ Việt Nam - Nhật Bản, hiệp định khung về khu vực đầu tƣ ASEAN, hiệp định giữa Việt Nam và Bulgaria về khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ, hiệp định khung về quan hệ Việt Nam - Uỷ ban Châu Âu (EC), hiệp định về chƣơng trình ƣu đãi thuế quan (CEPT), Hiệp định chung về thƣơng mại và dịch vụ (GAT), hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ… Trong những cam kết đó đặc biệt phải kể đến là hiệp định thƣơng mại tự do của WTO.

Các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ đƣợc dựa trên các nguyên tắc: - Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tƣ của bên ký kết bằng việc chấp nhận đầu tƣ đó trên nguyên tắc công bằng, thoả đáng, không gây phƣơng hại bằng biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử.

- Không trƣng thu, trƣng dụng tài sản của nhà đầu tƣ bằng các biện pháp hành chính, trừ trƣờng hợp vì mục đích công cộng thì tuân thủ phƣơng châm không phân biệt đối xử và bồi thƣờng nhanh chóng, đầy đủ theo đúng giá thị trƣờng, phù hợp với thủ tục luật định.

- Đảm bảo quyền chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tƣ về nƣớc theo nguyên tắc “không chậm trễ và bằng đồng tiền tự do chuyển đổi”.

- Công nhận quyền của nhà đầu tƣ trong việc đƣa vụ tranh chấp với cơ quan nhà nƣớc ra toà hành chính, trọng tài hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào do nhà đầu tƣ lựa chọn.

 Môi trƣờng xã hội và chính trị ổn định:

Sự ổn định về chính trị và xã hội là yêu cầu đầu tiên quan trọng nhất, quyết định đối với việc thu hút FDI. Một quốc gia có môi trƣờng chính trị ổn định thì các nhà

36 đầu tƣ mới yêu tâm đầu tƣ. Nếu môi trƣờng không ổn định, thƣờng xuyên có bạo loạn thì khó có thể bảo toàn vốn cũng nhƣ không thể tiến hành sản xuất kinh doanh để sinh lời. Theo đánh giá của thế giới thì Việt Nam đƣợc coi là nƣớc có sự ổn định về chính trị và xã hội đặc biệt cao, không tiềm ẩn xung đột về tôn giáo và sắc tộc. Đó là điều kiện cơ sở dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nƣớc, nền chính trị - xã hội của nƣớc ta để đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế đối ngoại, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

 Đƣờng lối đối ngoại mở rộng và tích cực:

Cùng với sự ổn đinh về chính trị - xã hội , Việt Nam có đƣờng lối đối ngoại mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lƣợc mở cửa hƣớng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài.

Với phƣơng châm “Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế” nƣớc ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình thích hợp và thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong quan hệ đa phƣơng và song phƣơng. Việt Nam đã là thành viên thứ 7 của ASEAN từ ngày 28/7/1995, gia nhập APEC tháng 11/1998, là thành viên đầu tiên của ASEM, là thành viên của WTO từ ngày 7/11/2006.

Hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nƣớc, quan hệ buôn bán với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và tiếp nhận đầu tƣ của gần 80 quốc gia. Chính việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.

 Thị trƣờng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp:

Các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có thể tiếp cận thị trƣờng quốc gia dự định đầu tƣ một cách nhanh nhất thông qua thị trƣờng có sẵn của các công ty bị mua, bị sáp nhập mà không cần phải bỏ chi phí ban đầu ra để nghiên cứu, tiếp cận thị trƣờng. Ngoài ra, các giá trị khác của công ty bị mua, bị sáp nhập ở quốc gia dự định đầu tƣ nhƣ thƣơng hiệu, thị phần, thị trƣờng, nguồn nhân lực, kinh nghiệm, thiết bị sẽ là những cơ sở, lợi thế kinh doanh quan trọng để nhà đầu tƣ có đƣợc quyết định đầu tƣ chính xác và có thể đem lại hiệu quả đầu tƣ cao. Ví dụ có một số

37 tập đoàn tài chính, ngân hàng, bảo hiểm lớn trên thế giới nhƣ HSBC mua lại 10% của Techcombank, 10% vốn của Bảo Việt, Satra Group mua 1 triệu cổ phiếu với giá 80 tỷ đồng của Ngân hàng Phƣơng Nam, Daichi mua lại Bảo Minh, APEC Investment đầu tƣ gần 100 tỷ vào Tập đoàn Hoà Phát.

 Có những lợi thế so sánh

Việt Nam có điều kiện tự nhiên và trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á. Các tuyến đƣờng hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thƣơng buôn bán với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giầu tài nguyên nhất thế giới.

Một phần của tài liệu FDI ở VIỆT NAM (Trang 34 - 37)