Những cơ hội cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu FDI ở VIỆT NAM (Trang 49 - 50)

Dòng vốn đầu tƣ FDI luôn chảy vào những nơi mà các nhà đầu tƣ tìm thấy những yếu tố ổn định và chắc chắn, tạo ra nhiều cơ hội trong tƣơng lai. Nhà đầu tƣ hiện nay vẫn đang tìm kiếm một dự án tốt ở các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển để đầu tƣ vốn của mình. Và Việt Nam, nếu tạo đƣợc niềm tin cho giới đầu tƣ về một môi trƣờng kinh doanh đảm bảo, ổn định, cũng sẽ thu hút đƣợc rất nhiều vốn đầu tƣ trong tƣơng lai.

Chính phủ Việt Nam đã tích cực triển khai thông điệp này đến các nhà đầu tƣ, tuy nhiên kèm theo đó vẫn chƣa có những chứng cứ cụ thể chứng minh cho những yếu tố này. “Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, Việt Nam cũng cần phải có “câu chuyện” riêng của mình để thuyết phục nhà đầu tư tin rằng thị trường này có cơ hội và thực sự hấp dẫn, thật sự đáng để họ đổ tiền vào.”, ông Alex A Macbeath trả lời thời báo Kinh tế Sài Gòn.

Ông Alex còn cho rằng dòng vốn FDI thực sự vào Việt Nam vẫn đang ở mức ổn định, lƣợng vốn giải ngân mỗi năm đạt khoảng 10 – 11 tỉ USD hay nhiều hơn và vẫn sẽ đƣợc duy trì trong thời gian tới.

Tại Hội nghị Đầu tƣ Thƣợng đỉnh Việt Nam thƣờng niên lần thứ 2 năm 2011, ông Đặng Huy Đông, thứ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, đã trình bày một số chiến lƣợc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam, giới thiệu một số biện pháp mà Chính phủ sắp thi hành để quản lý chặt chẽ tiền tệ và kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đầu tƣ nƣớc ngoài, phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo vệ môi trƣờng, chuyển giao công nghệ, phát triển các nguồn lực sẽ đƣợc Chính phủ chú trọng hơn trong tƣơng lai.

Ông Louis Taylor, Giám đốc điều hành ngân hàng Standard Chatered, phụ trách khu vực Việt Nam, Lào và Campuchia đã nhận định rằng trong tƣơng lai sẽ thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ các nƣớc, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Nhƣng để đạt đƣợc điều đó, Chính phủ Việt Nam phải tạo niềm tin cho các giới đầu nƣớc ngoài về chính sách phát triển kinh tế ổn định, kiềm chế lạm phát.

50 Ông David Blackhall, Phó Giám đốc điều hành VinaCapital Real Estate, đã trả lời phỏng vấn của thời báo Kinh doanh nhƣ sau: “Theo đánh giá của World Bank năm 2010, chỉ số kinh doanh của Việt Nam xếp hạng 78 trong 183 nền kinh tế, tăng 10 hạng so với năm 2009. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu xếp hạng 59 trong tổng số 173 nền kinh tế, tăng 16 hạng so với cùng kỳ năm 2009. Việt Nam cũng xếp hạng thứ 27 về chỉ số bất động sản Kearney trong 50 thị trường đầu tư về bất động sản. Việt Nam là địa điểm thứ hai trong những thị trường mới nổi mà vốn FDI tìm đến. FDI vẫn ở mức độ cao sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những chỉ số đó có lẽ cũng đủ cơ sở để các nhà đầu tư đặt cược vào thị trường này. Các công ty sản xuất tiếp tục di chuyển đến Việt Nam do mức lương thấp và giao thông đường biển dễ dàng. Tp.HCM là một trong những điểm đến cho gia công hấp dẫn nhất thế giới (xếp hạng 16 trong số 100 năm 2010, theo Tholons Global Services). Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần có chiến lược ứng phó, bởi các nhà đầu tư nước ngoài đang thận trọng giám sát những rủi ro vĩ mô như lạm phát cao, giới hạn thanh khoản, tỷ lệ lãi suất cao, biến động của ngoại tệ, hiệu quả hoạt động của công ty nhà nước...”

Với những nhận định của các chuyên gia trên, tuy nguồn vốn FDI vào Việt Nam hiện nay đang có xu hƣớng giảm, nhƣng nếu nhƣ Chính phủ triển khai các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế bền vững, kiềm chế lạm phát… thì Việt Nam trong tƣơng lai vẫn sẽ tiếp tục là nơi đầy triển vọng cho các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu FDI ở VIỆT NAM (Trang 49 - 50)