Biện pháp tăng cường quản lý ĐTNT:

Một phần của tài liệu quản lý thu thuế tndn đối với dnnqd trên địa bàn thị xã cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 66)

- Số thuế phát hiện trên biên bản

3.3.1. Biện pháp tăng cường quản lý ĐTNT:

Yêu cầu đối với việc quản lý ĐTNT là phải nắm rừ cỏc thông tin cần thiết về ĐTNT để Chi cục có thể liên hệ với ĐTNT nhanh chóng, thuận tiện khi cần thiết. Nắm bắt được tình hình SXKD của các DN, các khoản thu nhập hợp pháp cũng như chi phí tạo nên thu nhập đó. Để đảm bảo yêu cầu này, việc làm đặt ra hàng đầu đối với Chi cục là phải tiếp tục tiến hành hiện

đại hóa ngành thuế một cách nhanh chóng, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại. Tuy nhiên, nguồn nhân lực đáp ứng việc vận hành, quản lý và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học trong quản lý thuế hiện nay cũng là cả một vấn đề lớn, người giỏi về tin học lại hạn chế trong các nghiệp vụ kế toán, thống kê và ngược lại. Hơn thế, việc giữ chân và thu hút được nhân lực giỏi về CNTT làm việc trong ngành cũng đang là bài toán khó! Vấn đề này có thể được giải quyết khi có một cơ chế hợp lý để thu dụng nhõn tài không phải trong trước mắt mà cần có chiến lược lõu dài; đồng thời kết hợp với việc chủ động bồi dưỡng, đào tạo những kỹ năng cần thiết cho các cán bộ công chức thuế, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Tăng cuờng quản lý ĐTNT cũn cần phải thường xuyên tuyên truyền cho tất cả mọi người dân về chính sách, chế độ của Nhà nước liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của họ trong việc chấp hành chính sách pháp luật thuế. Đây là một vấn đề không đơn giản, vì vậy cần huy động sự trợ giúp của tất cả cỏc kờnh thông tin để có thể làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền như: các phương tiên thông tin đại chúng, sách báo, tài liệu hướng dẫn, các cuộc trao đổi, tiếp xúc, toạ đàm, đối thoại trực tiếp... mà Chi cục thuế đã làm trong thời gian qua. Cũng nên phải đặt ra vấn đề giáo dục ý thức về thuế cho mọi nguời dõn, không dừng lại ở công tác tuyên truyền mà đòi hỏi phải có chương trình đào tạo từ các cấp học, nõng dần nhận thức trách nhiệm của người dõn. Cơ quan thuế không thể tự thay đổi được nhận thức của NNT một cách rừ rệt khi họ chưa có những hiểu biêt căn bản về thuế, điều này đã được chứng minh trên thực tế ở địa phương trong những năm qua mặc dù công tác tuyên truyền thực hiện tốt nhưng vẫn có truờng hợp vi phạm về thuế do không hiểu hết các văn bản pháp luật thuế.

Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thuế; thực hiện công khai Bộ thủ tục hành chính thuế, quy chế, quy trình giải quyết công việc của cơ quan thuế.

Cần xây dựng một cơ chế phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn thị xã Cẩm Phả trong việc kiểm soát sự phát sinh của các ĐTNT, đưa các đối tượng này vào diện quản lý đầy đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và phát hiện các trường hợp vi phạm để có biện pháp xử lý.

Tăng cường kiểm tra hoạt động SXKD nắm bắt kịp thời các DN giải thể; việc quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ của các ĐTNT, từ đó kiểm soát được quỏ trình kinh doanh của các ĐTNT. Kết hợp chặt chẽ kiểm tra tại cơ quan thuế với kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Việc kiểm tra có thể được tiến hành thường xuyên hàng năm trên cơ sở kiểm tra báo cáo quyết toán thuế của đơn vị hoặc đột xuất trong các trường hợp cụ thể do Chi cục trưởng Chi cục thuế thị xã Cẩm Phả ra quyết định. Nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp DN cố tình vi phạm các quy định về thuế như: hạch toán sai kỳ kế toán để chiếm dụng tiền thuế, che dấu doanh thu, hạch toán sai chế độ kế toán để trốn thuế... Có biện pháp và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm về thuế.

Thông qua việc kiểm tra, cơ quan thuế xác định được tính chính xác của các hồ sơ đăng ký nộp thuế và những thay đổi về quy mô, ngành nghề, các sắc thuế mà ĐTNT phải nộp… Từ đó, hạn chế những trường hợp để ĐTNT trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế của mỡnh gõy thất thu cho NSNN.

Một phần của tài liệu quản lý thu thuế tndn đối với dnnqd trên địa bàn thị xã cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w