- Loại câu nhiều lựa chọn MCQ: Đây là loại câu hỏi được dùng phổ biến
2.4.3. Kết quả xây dựng các câu tự luận ngắn:
Dựa trên bảng trọng số, quy trình xây dựng ở trên, căn cứ vào nội dung sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) chúng tôi đã xây dựng được 150 câu hỏi tự luận ngắn cho chương I.
Bài 1: Sự hấp thụ nƣớc và muối khoáng ở rễ.
Câu 1: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu ở bộ phận nào? Câu 2: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ biến mất khi nào?
Câu 3: Vai trò chủ yếu của lông hút là gì?
Câu 4: Để hấp thụ nước, tế bào lông hút phải có đặc điểm gì? Câu 5: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế nào?
Câu 6: Nguyên nhân đầu tiên nào làm cho cây không ưa mặn, mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao ?
Câu 7: Tên con đường chỉ sự di chuyển của nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút xuyên qua tế bào chất của tế bào là gì?
Câu 9: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hoà tan phải đi qua tế bào nào?
Câu 10: Con đường vận chuyển nước ở thân không đi qua loại mạch nào?
Câu 11: Biện pháp nào có tác dụng quan trọng giúp cho bộ rễ của cây phát triển? Câu 12: Nước vận chuyển từ đất vào mạch gỗ theo con đường nào?
Câu 13: Nguyên nhân nào làm cây trên cạn bị chết khi ngập úng?
Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.
Câu 1: Các tế bào nào cấu tạo nên mạch gỗ ?
Câu 2: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ bao gồm những chất gì?
Câu 3: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống vẫn có thể tiếp tục đi lên không, vì sao?
Câu 4: Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là gì? Câu 5: Hiện tượng ứ giọt xảy ra tại vị trí nào của lá?
Câu 6: Động lực nào là quan trọng nhất để đưa dòng nước lên cao trong cây ? Câu 7: Động lực đẩy của dòng mạch rây (libe) là gì?
Câu 8: Đặc điểm của con đường vận chuyển nước từ rễ lên thân và lá qua tế bào sống là gì?
Câu 9: Đặc điểm của con đường vận chuyển nước từ rễ lên thân và lá qua tế bào chết là gì?
Câu 10: Những tế bào nào cấu tạo nên mạch rây?
Câu 11: Yếu tố nào làm cho dịch mạch rây có độ pH từ 8,0 đến 8,5? Câu 12: Động lực đẩy của dòng mạch gỗ là gì?
Câu 13: Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra với nhóm cây nào?
Câu 14: Vì sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân bụi thấp và những cây thân thảo ?
Bài 3: Thoát hơi nƣớc.
Câu 1: Con đường thoát hơi nước chủ yếu của thực vật qua bộ phận nào?
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho tốc độ thoát hơi nước ở mặt dưới của lá nhanh hơn mặt trên?
Câu 3: Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
Câu 4: Tác nhân nào là chủ yếu điều tiết sự đóng mở của khí khổng? Câu 5: Nêu vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cơ thể thực vật?
Câu 6: Nêu đặc điểm tốc thoát hơi nước qua khí khổng ? tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng được điều tiết bởi yếu tố nào?
Câu 7: Đặc điểm tốc độ thoát hơi nước qua cutin?
Câu 8: Cấu tạo của tế bào hạt đậu thay đổi như thế nào khi tế bào khí khổng trương nước?
Câu 9: Cấu tạo của tế bào hạt đậu thay đổi như thế nào khi tế bào khí khổng mất nước?
Câu 10: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
Câu 11: Những con đường thoát hơi nước chủ yếu ở lá cây là con đường nào? Câu 12: Sự mất cân bằng nước xuất hiện khi nào?
Câu 13: Những cây sống ở sa mạc có đặc điểm gì để hạn chế sự thoát hơi nước?
Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng.
Câu 1: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì?
Câu 2: Kể tên một số nguyên tố đại lượng chủ yếu trong cây? Câu 3: Kể tên một số nguyên tố vi lượng chủ yếu trong cây?
Câu 4: Căn cứ vào yếu tố nào để phân loại các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ?
Câu 5: Vì sao các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng?
Câu 6: Nguyên tố đại lượng nào đóng vai trò hoạt hoá Enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng?
Câu 7: Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây chủ yếu lấy từ nguồn nào?
Câu 8: Trong cơ thể thực vật nguyên tố vi lượng thường có hàm lượng bao nhiêu?
Câu 9: Nêu vai trò của các nguyên tố khoáng đại lượng đối với thực vật ? Câu 10: Vì sao cây mọc tốt trên đất có nhiều mùn?
Bài 5+6: Dinh dƣỡng Nitơ ở thực vật.
Câu 1: Rễ cây hấp thụ nitơ từ môi trường dưới dạng nào? Câu 2: Quá trình khử nitrat là quá trình như thế nào?
Câu 3: Quá trình khử độc NH3 dư thừa cho tế bào TV diễn ra ntn? Câu 4: Diễn biến của quá trình cố định nitơ tự do khí quyển?
Câu 5: Để bảo vệ tế bào khỏi dư lượng NH3 đầu độc, thực vật có đặc điểm gì? Câu 6: Nguyên nhân nào giúp một số nhóm vi khuẩn có khả năng cố định nitơ ? Câu 7: Vi sinh vật nào có khả năng cố định đạm hiệu quả nhất?
Câu 8: Nêu sơ đồ quá trình khử nitrat ?
Câu 9: Nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ tự do? Câu 10: Nêu cơ sở sinh học của phương pháp bón phân qua lá ? Câu 11: Bón phân qua rễ vào thời kỳ nào đem lại hiệu quả cao? Câu 12: Nêu hoạt động của vi khuẩn phản Nitơrat hoá?
Câu 13: Quá trình biến đổi chất hữu cơ trong đất thành dạng NH4+ nhờ vi khuẩn nào?
Bài 8: Quang hợp ở thực vật.
Câu 1: Quang hợp của thực vật là gì? Câu 2: Nêu vai trò của quang hợp?
Câu 3: Bào quan nào của thực vật thực hiện quá trình quang hợp? Câu 4: Trong cấu tạo của lá, lục lạp nằm ở tế bào nào?
Câu 5: Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm những sắc tố nào? Câu 6: Sắc tố phụ Carôtenôit bao gồm những loại nào?
Câu 7: Loại sắc tố nào tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả, củ ? Câu 8: Loại sắc tố nào làm lá cây có màu lục?
Câu 9: Sắc tố nào tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong sản phẩm quang hợp của cây xanh?
Câu 10: Tại trung tâm phản ứng quang hợp, năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng hoá học trong hợp chất nào?
Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3,C4 và CAM.
Câu 1: Pha sáng của quang hợp diễn ra ở đâu? Câu 2: Pha tối của quang hợp còn được gọi là gì? Câu 3: Sản phẩm của pha sáng là gì?
Câu 4: Ôxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? Câu 5: Pha tối diễn ra ở đâu?
Câu 6: Nêu trật tự các giai đoạn trong chu trình Calvin?
Câu 7: Hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hoá CO2 thành Cacbohidrat?
Câu 8: Dựa vào đâu để đặt tên nhóm thực vật C3, C4?
Câu 9: Nhóm thực vật nào phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới, á nhiệt đới, trong điều kiện khí hậu ôn hoà cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường?
Câu 11: Sản phẩm đầu tiên của quá trình quang hợp ở thực vật C3 là gì?
Câu 12: Chất gì được tách khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ?
Câu 13: Trong chu trình cố định CO2 ở thực vật C4, chất nhận CO2 đầu tiên là chất gì?
Câu 14: Sản phẩm đầu tiên của quá trình quang hợp ở thực vật C4 là gì? Câu 15: Chu trình cố định CO2 của thực vật CAM có đặc điểm gì? Câu 16: Chất nhận CO2 trong chu trình CAM là chất gì?
Câu 17: Trong quang hợp ở thực vật CAM, sản phẩm đầu tiên của quá trình cố định CO2 là gì?
Câu 18: Để tránh mất nước do thoát hơi nước, khí khổng của các cây mọng nước có đặc điểm gì?
Câu 19: Con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và thực vật CAM khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
Bài 10: Ảnh hƣởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.
Câu 1: Điểm bão hoà ánh sáng là gì? Câu 2: Điểm bù ánh sáng là gì? Câu 3: Điểm bù CO2 là gì? Câu 4: Điểm bão hoà CO2 là gì?
Câu 5: Khi tăng cường độ ánh sáng từ điểm bù ánh sáng đến điểm no ánh sáng thì cường độ quang hợp biến đổi như thế nào?
Câu 6: Để hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn, những cây mọc dưới tán rừng thường chứa nhiều hệ sắc tố quang hợp loại nào?
Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.
Câu 3: Có thể tăng năng suất cây trồng bằng những cách nào ?
Câu 4: Để tăng hệ số kinh tế của cây trồng, người ta đã áp dụng phương pháp nào ?
Bài 12: Hô hấp ở thực vật.
Câu 1: Hô hấp ở thực vật là gì?
Câu 2: Trong tế bào, bào quan nào đảm nhiệm chức năng hô hấp? Câu 3: Trong tế bào, đường phân xảy ra ở đâu?
Câu 4: Sản phẩm của giai đoạn đường phân là gì? Câu 5: Chu trình Crep diễn ra ở vị trí nào trong ti thể?
Câu 6: Ở tế bào thực vật chuỗi truyền điện tử hô hấp phân bố ở vị trí nào? Câu 7: Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí giống nhau ở giai đoạn nào? Câu 8: Quá trình hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện nào?
Câu 9: Các bào quan nào tham gia vào quá trình hô hấp sáng ? Câu 10: Quá trình quang hô hấp xảy ra ở nhóm thực vật nào?
Bài 15+ 16: Tiêu hoá ở động vật.
Câu 1: Tiêu hoá nội bào là gì?
Câu 2: Tiêu hoá nội bào thường gặp ở nhóm động vật nào? Câu 3: Túi tiêu hoá thường có ở nhóm động vật nào?
Câu 4: Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào? Câu 5: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào? Câu 6: Sự tiến hoá của hệ tiêu hoá được thể hiện như thế nào?
Câu 7: Vì sao thú ăn thực vật lại phải ăn một lượng thức ăn rất lớn?
Câu 8: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào? Câu 9: Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá có ưu điểm gì so với động vật chưa có cơ quan tiêu hoá?
Bài 17: Hô hấp ở động vật.
Câu 1: Để hiệu quả trao đổi khí cao, bề mặt trao đổi khí phải có những đặc điểm gì? Câu 2: Để hiệu quả trao đổi khí qua mang cá đạt hiệu suất cao, dòng máu chảy trong các lá mang có đặc điểm nào?
Câu 3: Hình thức trao đổi khí nào chỉ có ở động vật dưới nước ?
Câu 4: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào có hiệu quả trao đổi khí cao nhất? Câu 5: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?
Câu 6: Vì sao cá lên cạn bị chết sau thời gian ngắn?
Câu 7: Ở sâu bọ, các lỗ thở phân bố ở vị trí nào trên cơ thể?
Câu 8: Ở sâu bọ, hệ thống ống khí thông với không khí bên ngoài nhờ bộ phận nào?
Bài 18+19: Tuần hoàn máu.
Câu 1: Hệ tuần hoàn hở có ở những nhóm sinh vật nào?
Câu 2: N êu trật tự về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở? Câu 3: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trật tự nào?
Câu 4 : Áp lực và tốc độ máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào? Câu 5: Nêu ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?
Câu 6: Nêu trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá? Câu 7: Nêu trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở?
Câu 8: Hệ tuần hoàn kép có ở những động vật nào?
Câu 9 : Nêu trình tự hướng lan truyền xung điện trong hệ dẫn truyền của tim? Câu 10: Diễn biến trong một chu kỳ hoạt động của tim?
Câu 11: Ở người, thời gian mỗi pha trong chu kỳ hoạt động của tim trung bình là bao nhiêu?
Bài 20: Cân bằng nội môi.
Câu 1: Cân bằng nội môi là gì? Câu 2: Thế nào là liên hệ ngược?
Câu 3: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là bộ phận nào? Câu 4: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là bộ phận nào?
Câu 5: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng gì? Câu 6: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?
Câu 7: Cơ quan nào tham gia điều hoà pH trong máu?