Nguyên tắc xây dựng một MCQ

Một phần của tài liệu kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương i sinh học 11 ban cơ bản (Trang 90 - 93)

- Loại câu nhiều lựa chọn MCQ: Đây là loại câu hỏi được dùng phổ biến

25 35.2 phương án khác 5 7

3.2.2. Nguyên tắc xây dựng một MCQ

Lập các câu trắc nghiệm dạng MCQ, gồm 2 phần chính : Phần câu dẫn (nêu vấn đề) và phần phương án trả lời (phương án chọn), trong phần phương án

Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có nhiều phương án lựa chọn (MCQ) gồm có một câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn, hay câu hỏi và bốn , năm hay nhiều phương án trả lời cho sẵn. Các câu trả lời cho mỗi câu hỏi có dạng giống nhau, gồm một từ, một cụm từ, hay một câu hoàn chỉnh . Thí sinh phải chọn ra một câu trả lời đúng hay hợp lý nhất. Ngoài phương án lựa chọn, các phương án lựa chọn khác phải hợp lý đối với học sinh. Vì vậy khi soạn câu hỏi loại này cần tuân theo các quy tắc :

* Quy tắc lập câu dẫn:

Phần chính hay phần câu dẫn của câu hỏi phải rõ ràng một vấn đề. Các câu để chọn phải là những câu thích hợp với vấn đề đã nêu.Tránh dùng những câu giống như câu hỏi loại đúng - sai , không liên hệ với nhau để chung một chỗ.

Phần chính hay phần dẫn của câu hỏi nên mang trọn ý nghĩa và phần câu trả lời ngắn gọn.

Nên bỏ bớt các chi tiết không cần thiết khi mục đích của câu hỏi không phải để trắc nghiệm khả năng nhận biết sự kiện chính trong một đoạn văn, chúng ta nên loại bỏ những chữ không cần thiết để diễn đạt ý nghĩa câu hỏi.

Khi lập câu dẫn tránh dùng những từ có tính chất gợi ý hoặc tạo đầu mối dẫn tới câu trả lời như "những câu nào sau đây" trong khi một trong các phương chọn là tổ hợp của 2 hoặc 3 câu.

Những từ chung cho các câu lựa chọn nên chuyển lên phần cấu trúc của câu dẫn.

Nên ít dùng hoặc tránh dùng thể phủ định trong câu hỏi, nếu cần thiết phải dùng thì nhấn mạnh bằng cách gạch chân, in nghiêng hoặc in đậm thể phủ định nhằm thu hút sự chú ý của thí sinh, tránh hiểu lầm yêu cầu của câu hỏi.

Nội dung của câu dẫn phải nằm trong nội dung và các mục tiêu cần đánh giá. * Quy tắc lập các phương án chọn:

Số phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi không nên quá ít hoặc quá nhiều. Nếu quá ít như hai hoặc ba phương án, yếu tố may rủi sẽ tăng lên.Ngược lại nếu quá nhiều, chúng ta khó tìm được câu trả lời hay làm câu nhiễu và học sinh cũng mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi.

Phải chắc chắn chỉ có một câu trả lời đúng tránh nhầm lẫn và có những chỗ tối nghĩa.

Độ dài của câu trả lời trong các phương án cho sẵn để chọn phải tương đương nhau. Không nên để các câu trả lời đúng có khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án trả lời khác.

Các câu trả lời trong các phương án để lựa chọn phải đồng nhất với nhau. Tính đồng nhất dựa trên căn bản là ý nghĩa, độ dài, cùng là động từ, tính từ hay danh từ.

Các câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết, suy luận hay khả năng áp dụng các nguyên lý vào những trường hợp mới nên được trình bày dưới hình thức mới. Nếu các thí dụ trong câu hỏi giống hay tương tự các thí dụ cho trong sách giáo khoa, hoặc đã trình bày ở lớp, câu trả lời đúng có thể nhờ vận dụng trí nhớ hơn là nhờ khả năng tư duy ở mức độ cao khác nhau mà chúng ta cần thẩm định.

Cần thận trọng khi sử dụng hai câu trả lời trong hai phương án cho sẵn có hình thức hay ý nghĩa trái nhau, nếu một trong hai câu là câu trả lời đúng nhất. Như vậy câu hỏi có dạng như loại chỉ có hai phương án để lựa chọn. Do đó, chúng ta nên để bốn câu trả lời cho sẵn có ý nghĩa đối nhau từng đôi một.

Khi dùng các từ „không câu nào trên đây đúng‟ hoặc tất cả các câu trên đều đúng‟ làm phương án để chọn khi không nghĩ ra đủ phương án trả lời, các

mệnh đề trên phải được sử dụng nhiều lần như các câu hỏi khác, trong ý nghĩa đúng cũng như trong ý nghĩa sai.

Câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương đương nhau

Vị trí của câu trả lời để chọn lựa nên được sắp xếp theo một thứ tự „tự nhiên‟ nào đó nếu có thể được. Ví dụ như các con số nên được sắp xếp thứ tự từ nhỏ đến lớn hoặc từ lớn đến nhỏ.

Tránh dùng nhiều thể phủ định trong câu hỏi. Người ta thường nhấn mạnh khía cạnh xác định hơn khía cạnh phủ định trong kiến thức.Tuy nhiên, đôi khi học sinh cũng cần phải biết những ngoại lệ hoặc những lỗi cần tránh,thì việc sử dụng thể phủ định trong câu hỏi là chính đáng. Song khi dùng một từ có ý nghĩa phủ định, chúng ta nên gạch dưới , in đậm hoặc viết hoa để học sinh chú ý hơn.

Một phần của tài liệu kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương i sinh học 11 ban cơ bản (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)