Đối tượng, quan điểm, phạm vi dự báo thị trường

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing trong xây dựng (Trang 53 - 54)

1) Đối tượng dự báo thị trường

Tất cả các quyết định của công tác Marketing đều liên quan công tác dự báo thị trường hay đều dựa trên những kết quả của dự báo thị trường. Dự báo thị trường có tính chính xác càng cao thì khả năng đưa ra các quyết định càng đúng đắn.

Đối tượng quan trọng nhất, cơ bản nhất của dự báo thị trường là dự báo triển vọng mua hàng của khách hàng hay dự báo việc tiêu thụ, bán hàng của doanh nghiệp. Đây được coi là loại dự báo được sử dụng một cách thường xuyên nhất.

2) Mục đích của việc dự báo thị trường:

- Dự báo sự thay đổi nhu cầu của chủ đầu tư. - Dự báo về thái độ, động cơ của chủ đầu tư. - Dự báo thói quen tiêu thụ của chủ đầu tư.

- Dự báo các chính sách của các đối thủ cạnh tranh.

3) Tác dụng của việc nghiên cứu dự báo thị trường:

- Đánh giá được lợi ích và thiệt hại khi thâm nhập vào thị trường mới, đánh giá được mức độ, khả năng thâm nhập thị trường đó như thế nào? hay quyết định thay đổi biện pháp thi công, dây chuyền công nghệ, cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.

53

- Phân tích và quyết định việc duy trì hay thay đổi các chính sách Marketing hiện tại của doanh nghiệp, đánh giá mức độ và những hiệu quả của những thay đổi cần thiết... trên cơ sở so sánh khả năng trúng thầu của doanh nghiệp tương ứng với những thay đổi trong các chính sách của nhà thầu.

4) Quan điểm dự báo thị trường:

- Dự báo ngắn hạn hay là dự báo tác nghiệp: thường dự báo sự thay đổi về khối lượng bán hàng của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thích ứng của doanh nghiệp.

- Dự báo trung hạn: dự đoán sự phản ứng của thị trường đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

- Dự báo dài hạn: dự đoán sự biến động tự phát của thị trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing trong xây dựng (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)