NÔI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing trong xây dựng (Trang 74 - 79)

Qua sự phân tích mục tiêu và vai trò của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp thì ta thấy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Do đó nội dung của chiến lược Marketing bao gồm:

74 - Chiến lược chiếm lĩnh thị trường:

+ Chiến lược Marketing phân biệt.

+ Chiến lược Marketing không phân biệt. + Chiến lược Marketing tập trung.

- Chiến lược định vị hàng hoá: + Cạnh tranh với sản phẩm có sẵn. + Chiếm lĩnh một vị trí mới. - Chiến lược cạnh tranh:

+ Chiến lược phân biệt hoá trong cạnh tranh. + Chiến lược tập trung hoá trong cạnh tranh.

- Chiến lược Marketing từ sự phân tích ma trận “sản phẩm-thị trường “: + Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường hiện có.

+ Chiến lược phát triển thị trường mới. + Chiến lược cải tiến và đổi mới sản phẩm. + Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.

- Chiến lược Marketing từ sự phân tích ma trận” thị phần-tỉ lệ tăng trưởng”: + Chiến lược phát triển thị phần.

75

- Chiến lược Marketing theo vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp: + Chiến lược của người dẫn đầu thị trường.

+ Chiến lược của người thách thức thị trường. + Chiến lược của người theo sau thị trường. + Chiến lược của người nép góc.

- Chiến lược cho chu kỳ sống của sản phẩm:

+ Các chiến lược cho giai đoạn phát triển sản phẩm. + Các chiến lược cho giai đoạn tăng trưởng sản phẩm. + Các chiến lược cho giai đoạn chín muồi.

+ Các chiến lược cho giai đoạn suy thoái. - Chiến lược về giá:

+ Chiến lược giá hốt phần ngon.

+ Chiến lược giá thấp nhằm bám chắc thị trường. + Chiến lược điều chỉnh giá.

+ Chiến lược hạ giá...

3.6.KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP

XÂY DỰNG

Chiến lược Marketing xây dựng là một tập hợp các đề xuất chung nhất, cơ bản nhất để hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động Marketing của doanh nghiệp xây dựng, bao gồm các

76

công việc: phân tích tình huống thị trường lựa chọn mục tiêu cơ bản của Marketing, ra quyết định và các biện pháp cơ bản để đạt được mục tiêu Marketing ứng với từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể trong một thời gian nhất định.

Mục tiêu chiến lược Marketing của doanh nghiệp xây dựng chính là các viễn cảnh tương lai mà doanh nghiệp phải phấn đấu để đạt tới, nếu không sẽ bị dậm chân tại chỗ hoặc bị phá sản.

Mục tiêu chiến lược thường là dài hạn, mà nhờ đó có thể làm thay đổi vị trí của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường xây dựng. Và mục tiêu của chiến lược

Marketing của doanh nghiệp xây dựng bao gồm toàn bộ 4 mục tiêu đã nêu ở phần II.

Hình 3.3: Sơ đồ biểu diễn mục tiêu chiến lược Marketing trong doanh nghiệp xây dựng.

- Khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể đáp ứng dược và hy vọng có thể tiêu thụ hết. Để xác định đúng khối lượng sản phẩm doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các

Mục tiêu chiến lược Khối lượng sản phẩm xây dựng Doanh thu sản phẩm xây dựng Khách hàng Tổng lợi nhuận Tạo thế lực trong kinh doanh An toàn trong kinh doanh Bảo đảm việc làm và bảo vệ môi trường

77

yếu tố có liên quan đến thị trường của quá khứ và tiềm năng của thị trường trong tương lai (định hướng phát triển cơ sở hạ tầng của ngành) các đối thủ cạnh tranh... để đưa ra các dự kiến chuẩn xác. Đây là một chỉ tiêu định lượng cơ bản.

- Doanh thu là chỉ tiêu định lượng phản ánh kết quả tổng hợp về mặt tài chính mà doanh nghiệp xây dựng cần đạt được để tồn tại và phát triển.

Và các loại hình chiến lược Marketing đã nêu ở phần V đều có thể vận dụng vào các doanh nghiệp xây dựng, tuy nhiên nó phải được xây dựng hoá. Doanh nghiệp xây dựng phải biết phân tích tình huống kinh doanh của mình để lựa chọn chiến lược Marketing cho thích hợp. Đồng thời cùng với việc dự đoán khối lượng sản phẩm xây dựng, loại sản phẩm xây dựng và lập giá cho sản phẩm xây dựng của các nhà kinh tế trong doanh nghiệp sẽ tạo ra sự thành công của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp.

78

CHƯƠNG IV: CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing trong xây dựng (Trang 74 - 79)