C. Ghi nhớ
3. Bón lót
3.3.2. Tiến hành bón phân
- Trộn đều các loại phân, phân chia số lượng cho từng đơn vị diện tích, bón rải đều trên mặt ruộng sau đó làm đất cấy.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Phần kiến thức
1.1. Câu hỏi trắc nghiệm
a. Tàn dư cây trồng ruộng lúa bao gồm tất cả các tàn tích đã và đang có mặt trên đồng ruộng tại thời điểm chúng ta quan sát.
b. Thành phần và số lượng tàn dư cây trồng thay đổi theo vùng miền, theo thời gian...
c. Tàn dư cây trồng ruộng lúa có thể tồn tại ở 2 trạng thái: đang sinh sống và đang phân hủy.
d. Tàn dư cây trồng ruộng lúa là tất cả các tàn tích đang tồn tại trên đồng ruộng và chỉ có hại cho sản xuất lúa giống.
Câu 2. Loại tàn dư nào ít xuất hiện ở ruộng lúa?
a. Các bộ phận còn sót lại sau khi thu hoạch các cây trồng vụ trước. b. Các loại sâu bệnh hại lúa.
c. Tập đoàn cỏ dại chịu hạn. d. Tập đoàn cỏ dại họ lúa.
Câu 3. Nhóm cỏ nào nguy hại nhất ở ruộng nhân giống lúa?
a. Cỏ thân nhỏ. b. Cỏ họ lúa. c. Cỏ lá rộng. d. Cỏ khác họ lúa.
Câu 4. Nhóm cỏ nào ít nguy hại nhất ở ruộng nhân giống lúa?
a. Cỏ thân nhỏ. b. Cỏ họ lúa. c. Cỏ chịu úng. d. Cỏ chịu hạn.
Câu 5. Lợi ích của tàn dư cây trồng ruộng lúa?
a. Là nguồn chất hữu cơ bổ sung thường xuyên cho đất. b. Là nơi sinh sống của các thiên địch.
c. Là nơi tồn tại các loài dịch hại lúa. d. Có ý khác.
Câu 6. Tác hại của tàn dư cây trồng ruộng lúa?
a. Là nguồn chất hữu cơ bổ sung thường xuyên cho đất. b. Là nơi sinh sống của các thiên địch.
c. Là nơi tồn tại các loài dịch hại lúa. d. Có ý khác.
Câu 7. Loại tàn dư nào có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến độ thuần của hạt giống lúa? a. Hạt lúa vụ trước. b. Hạt cỏ lồng vực. c. Bệnh hại lúa. d. Sâu hại lúa.
Câu 8. Thông tin kém chính xác nhất về quá trình biến đổi tàn dư cây trồng ruộng lúa?
a. Khoáng hóa và mùn hóa là hai quá trình biến đổi của tàn dư.
b. Quá trình khoáng hóa tạo ra dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây trồng, nhưng đồng thời cũng làm suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
c. Quá trình khoáng hóa tiêu tốn một phần lượng chất hữu cơ, ngược lại mùn hóa là quá trình tổng hợp chất hữu cơđặc biệt gọi là mùn.
d. Trong điều kiện ngập nước cả hai quá trình khoáng hóa và mùn hóa
đều xảy ra nhanh hơn so với điều kiện khô hạn.
Câu 9. Thông tin chính xác nhất về quá trình khoáng hóa?
a. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của cây trồng nhưng lại có hại làm suy thoái đất.
b. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của cây trồng làm tăng hàm lượng mùn trong đất.
c. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của đất trồng nhưng lại có hại làm suy thoái đất.
d. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của cây trồng nhưng lại có hại làm tăng độ phì nhiêu đất.
Câu 10. Quá trình mùn hóa xảy ra chậm hơn trong điều kiện này?
a. Đất ngập nước và nhiệt độ cao. b. Đất ngập nước và nhiệt độ thấp. c. Đất thoáng khí và pH trung tính. d. Đất giàu chất hữu cơ chứa đạm.
Câu 11. Nhóm đối tượng dịch hại nào thuộc về sâu hại lúa?
a. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, bọ xít.
b. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, ốc bươu vàng. c. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, kiến ba khoang. d. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, ong mắt đỏ, bọ trĩ, bọ xít.
a. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, đen lép hạt, bọ trĩ, nấm cúc. b. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, đen lép hạt, nấm cúc.
c. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, bọ xít, đen lép hạt, nấm cúc. d. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, rầy nâu, đen lép hạt, nấm cúc.
Câu 13. Nhóm đối tượng dịch hại nào không thuộc về sâu, bệnh hại lúa?
a. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, bọ xít.
b. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, đen lép hạt, nấm cúc.
c. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, kiến ba khoang, xoắn lùn, ốc bươu vàng.
d. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, rầy nâu, đen lép hạt, nấm cúc.
Câu 14. Làm đất ải thường áp dụng cho điều kiện này:
a. Vụ lúa xuân ở miền Bắc. b. Vụ lúa mùa ở miền Bắc. c. Vụ lúa xuân ở miền Nam. d. Vụ lúa hè thu ở miền Nam.
Câu 15. Làm đất dầm thường áp dụng cho điều kiện này:
a. Vùng đất trũng, về mùa mưa. b. Vùng đất trũng, về mùa khô. c. Vùng đất cao, về mùa mưa. d. Có ý khác.
Câu 16. Nhiệm vụ chính của làm đất là?
a. Tạo lớp đất canh tác có tính chất vật lý thuận lợi cho việc gieo hạt, trồng cấy, cho mọc mầm và sự sinh trưởng của rễ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao.
b. Biến độ phì tiềm tàng thành độ phì hữu hiệu giúp cây sử dụng tốt các yếu tố dinh dưỡng trong đất như chất dinh dưỡng và nước.
c. Trộn phân bón vào đất và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng.
d. Khắc phục những ảnh hưởng xấu của môi trường đất như: yếm khí, độc hại (H2S), mặn, phèn, chua, mặt đất bị kết váng…
Câu 17. Câu tục ngữ ”ải thâm không bằng dầm ngấu” nghĩa là?
a. Làm ải thì không tốt bằng làm dầm. b. Làm ải thì tốt hơn làm dầm.
d. Làm ải mùa mưa thì không tốt bằng làm dầm.
Câu 18. Đâu là mục tiêu chính của việc bón lót?
a. Cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây giai đoạn sinh trưởng đầu tiên. b. Cung cấp kịp thời chất khoáng cho cây giai đoạn sinh trưởng đầu tiên. c. Cung cấp kịp thời chất hữu cơ cho cây giai đoạn sinh trưởng đầu tiên. d. Cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển.
Câu 19. Loại phân nào sau đây thường dùng để bón lót toàn bộ cho lúa?
a. Hữu cơ. b. Vô cơ. c. Vi sinh. d. Bón lá.
Câu 20. Nhóm phân nào sau đây thường dùng để bón lót toàn bộ cho lúa?
a. Hữu cơ và lân. b. Hữu cơ và đạm. c. Hữu cơ và kali. d. Hữu cơ và bón lá.
Câu 21. Loại phân nào sau đây thường không nên bón lót khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao?
a. Hữu cơ. b. Vô cơ. c. Vi sinh. d. Đạm.
Câu 22. Thời điểm bón lót cho lúa thích hợp nhất vào thời điểm nào?
a. Trước khi cày vỡ đất. b. Sau khi cày bừa cấy. c. Trước khi cày bừa cấy.
d. Trong khi bừa trục phẳng đất cấy.
Câu 23. Khái niệm nào kém chính xác nhất về phân hữu cơ?
a. Là loại phân có chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng khoáng mà cây cần.
b. Là loại phân có chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng mà cây cần. c. Là loại phân được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật.
Câu 24. Sản phẩm nào không thuộc về nhóm phân hữu cơ?
a. Than bùn.
b. Phân động vật. c. Tro bếp.
d. Thân lá cây tươi.
1.2. Câu hỏi tự luận
Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm về tàn dư cây trồng ruộng nước? Cho biết mặt có lợi ích và không lợi ích của tàn dư? Lấy ví dụ minh họa.
Câu hỏi 2: Trình bày quy trình làm đất trước khi gieo cấy lúa? Phân biệt sự
khác nhau cơ bản giữa hình thức làm ải với làm dầm?
Câu hỏi 3: Trình bày khái niệm về phân hữu cơ? Kể tên các loại phân hữu cơ đang được sử dụng phổ biến hiện nay? Sử dụng phân hữu cơ có ưu, nhược
điểm gì so với phân vô cơ?
Câu hỏi 4: Trình bày quy trình bón phân lót cho lúa? Ở điều kiện miền Bắc Việt nam, kỹ thuật bón lót có điểm khác biệt gì không giữa vụ xuân và vụ mùa? Tại sao?
2. Bài tập: Hãy tính lượng phân bón lót cho 3,5 ha diện tích cấy lúa vụ mùa.
C. Ghi nhớ
Tàn dư cây trồng rất đa dạng, phong phú và thường xuyên thay đổi; vừa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhưng cũng là nơi tồn trữ các nguồn dịch hại.
Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo cấy là công việc làm thường xuyên sau mỗi vụ gieo trồng góp phần hạn chế sự bùng phát của dịch hại.
Cần sử dụng các biện pháp vệ sinh đồng ruộng hợp lí nhất để khai thác những mặt lợi và hạn chế những mặt có hại của tàn dư cây trồng trên hệ sinh thái ruộng lúa nước, góp phần phát triển nghề sản xuất hạt giống lúa bền vững.
Làm đất và bón lót là hai công việc tạo ra môi trường dinh dưỡng ban
đầu thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển ở giai đoạn ngay sau khi gieo cấy. Làm đất nhuyễn, bón đủ và cân đối dinh dưỡng góp phần quan trọng làm tăng năng suất và chất lượng hạt lúa giống.
Phân biệt được cách thức làm đất ải và dầm cho lúa. Thực hiện được các khâu công việc làm đất, bón lót theo đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi gieo cấy lúa giống.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun
Mô đun Chuẩn bị đất được học sau môn học Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa, học trước các mô đun: Làm mạ và gieo cấy; Chăm sóc và thu hoạch; Phòng trừ sâu bệnh hại và Kiểm tra chất lượng giống.
- Tính chất
Là mô đun chuyên môn nghề trọng tâm, mô đun đào tạo nghề bắt buộc. Lựa chọn đất, thực hiện các kỹ thuật làm và xử lí đất phục vụ cho việc gieo cấy lúa giống.
II. Mục tiêu
Học xong mô đun này người học có khả năng
- Về kiến thức
+ Mô tảđược đặc điểm, thành phần và tính chất cơ bản của đất. + Trình bày được quy trình khảo sát đánh giá đất.
+ Trình bày được nội dung các yêu cầu vềđất cho việc nhân giống lúa. + Trình bày được quy trình, cải tạo đất, làm đất và bón lót phù hợp với yêu cầu của việc nhân giống lúa.
- Về kỹ năng
+ Lựa chọn được loại đất thích hợp cho việc nhân giống lúa. + Nhận biết được các loại tàn dư trên đồng ruộng
+ Lựa chọn và thực hiện được kỹ thuật cải tạo đất hiệu quả, làm đất, bón lót đúng quy trình và phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Tính toán được lượng vôi để cải tạo đất chua, lượng phân bón lót cho lúa. - Về thái độ
+ Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ môi trường, an toàn cho người và sản phẩm.
+ Phát triển nghề nhân giống lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.