C. Ghi nhớ
2. Biện pháp cải tạo đất gieo trồng lúa
2.4.3. Đặc điểm đất bạc màu
- Phẫu diện đất
Tầng canh tác mỏng chỉ từ 12 - 14 cm, có màu trắng xám, thành phần cơ
giới chủ yếu là cát pha và thịt nhẹ.
Tầng đế cày dày 4 - 5cm, gồm các hạt cát thô có màu vàng xám, chặt, bí. Tầng tích tụ có hàm lượng sét cao, có màu loang lổđỏ vàng, đất bí, chặt. Tầng glây là đất thịt trung bình, màu xám xanh. Hoặc chủ yếu là cát, sắt bị
rửa trôi, đất có màu trắng (gọi là glây trắng). - Lý tính đất
Trong thành phần cơ giới của lớp đất mặt đất bạc màu chủ yếu là cát mịn và limon, rất ít keo sét và cát thô nên quá trình rửa trôi mạnh.
Kết cấu đất rời rạc, thường bị bí, chặt lắng rẽ nhanh (đất trâu ra mạ vào). Tỷ trọng đất từ 2,6 - 2,65 tấn/m3. Dung trọng từ 1,6 - 1,65 tấn/m3. Độ xốp rất kém (dao động xung quanh 40%).
Chếđộ nước và không khí trong đất luôn đối lập, nên cây trồng luôn luôn phải chịu đựng điều kiện thiếu nước hoặc thiếu oxy. Chế độ nhiệt không ổn
định, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.
Độẩm cây héo thấp. - Hoá tính đất
Dinh dưỡng trong đất rất nghèo nàn về tất cả các yếu tố dinh dưỡng, cả
dạng tổng số và dễ tiêu.
Khả năng hấp phụ trao đổi, độ no bazơ thấp (CEC = 3 - 5 mg/100g đất, V = 45 - 50%).
Do quá trình khoáng hoá xảy ra mạnh nên hàm lượng chất hữu cơ trong
đất thấp (thường < 1%).
2.4.4. Sử dụng và cải tạo đất bạc màu
- Sử dụng
Tuy có nhiều nhược điểm, nhưng đất bạc màu dễ làm đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Sử dụng loại đất này nên ưu tiên cho các loại cây trồng ngắn ngày như: lúa, lạc, đậu, thuốc lá, khoai, ngô, các loại rau...vv.
- Cải tạo
Cày sâu dần đưa hạt sét từ tầng sâu lên tầng đất mặt hạn chế sự rửa trôi. Bón bùn ao và phù sa nhằm tăng tỷ lệ hạt mịn trong đất.
Tăng cường bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân rác. Trả lại phụ phẩm nông nghiệp cho đất nhằm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
Sử dụng các loại phân hoá học (với lượng lớn hơn so với các loại đất khác), bón thành nhiều lần, mỗi lần với lượng nhỏ. Chú ý đầu tư phân lân - là yếu tố mà đất bạc màu thiếu trầm trọng.
Bón vôi hàng vụ nhằm cải tạo chua và cung cấp canxi cho cây trồng. Xây dựng chế độ canh tác hợp lý, đưa cây họ đậu vào thành phần cơ cấu cây trồng nhằm bồi dưỡng đất. Tăng cường xới xáo làm cho đất tơi xốp.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Phần kiến thức: Có thể sử dụng bộ câu hỏi dạng trắc nghiệm hoặc tự luận
1.1. Câu hỏi trắc nghiệm: Lựa chọn một phương án trả lời chính xác nhất trong 4 phương án lựa chọn (Khoanh a, b, c hoặc d).
Câu 1. Ởđiều kiện đất ngập nước thường có những quá trình biến đổi nào?
a. Glây, mặn hóa. b. Mặn hoá, chua hóa.
c. Glây, chua hóa, mặn hóa, rửa trôi.
d. Glây, chua hóa, mặn hóa, xói mòn và rửa trôi.
Câu 2. Thông tin nào không phải là đặc điểm của đất glây?
a. Được hình thành ở vùng úng trũng. b. Thường có màu xám xanh, xanh lơ. c. Có mùi thơm dễ chịu.
d. Có chứa nhiều chất độc hại cho cây.
Câu 3. Thông tin nào kém chính xác nhất vềđất mặn?
a. Thường thấy ở vùng đất ven biển.
b. Thực vật thường thấy ở vùng này là các cây sú, vẹt, cói. c. Có nhiều muối.
d. Cây lúa sinh trưởng bình thường khi trồng trên đất này.
Câu 4. Nguyên nhân chính làm đất bị mặn là do:
a. Hàm lượng muối sodium (NaCl) trong dung dịch đất vượt quá giới hạn chống chịu mặn của cây trồng.
b. Hàm lượng muối sodium (NaCl) trong dung dịch đất thấp hơn giới hạn chống chịu mặn của cây trồng.
c. Hàm lượng muối canxi clorua (CaCl) trong dung dịch đất vượt quá giới hạn chống chịu mặn của cây trồng.
d. Hàm lượng muối bari clorua (BaCl) trong dung dịch đất vượt quá giới hạn chống chịu mặn của cây trồng.
Câu 5. Thông tin nào kém chính xác nhất về giới hạn tính chống chịu mặn của cây?
a. Giới hạn tính chống chịu mặn là khác nhau đối với từng loài cây, từng giống cây.
b. Cây lúa thường chịu được nồng độ muối trong dung dịch đất < 0,2%, trong khi đó cây cói có thể chịu được nồng độ 1%.
c. Giới hạn tính chống chịu mặn là giống nhau đối với các loài cây d. Giới hạn tính chống chịu mặn là khác nhau đối với các loài cây
Câu 6. Tác hại nào không phải của đất mặn?
a. Cản trở sự hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng; muối sodium (NaCl) là nguyên nhân gây ra sự phá hủy cấu trúc của đất, làm mất cân đối dưỡng chất, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng của cây.
b. Nồng độ muối trong dung dịch đất vượt quá cao > 0.4% sẽ làm cho cây lúa bị chết.
c. Làm cho lúa bị chết là do sự tích lũy các ion NH4+ và SO4- trong cây. d. Cây lúa không hút được nước nên có biểu hiện héo và có thể chết.
Câu 7. Thông tin nào kém chính xác nhất vềđặc điểm của đất phèn mặn?
a. Thường thấy ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. b. Thường thấy ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
c. Vùng đất phèn mặn nặng thì nồng độ các ion Na+, Cl-, H+, Fe++ và AL+++.
d. Đất phèn mặn gây ngộđộc làm cho lúa sinh trưởng, phát triển kém và có thể bị chết.
Câu 8. Khái niệm kém chính xác nhất vềđất chua?
a. Đất chua là loại đất có độ pH thấp (< 6,5).
b. Có thể quan sát bằng mắt để nhận biết được đất chua. Nhìn trên mặt nước thấy váng màu nâu vàng (váng mỡ cua) càng đậm thì đất càng chua.
c. Chất váng mỡ cua khi bám vào da, vào găng bảo hộ của thợ cấy sẽ có màu nâu vàng rất dễ tẩy rửa.
d. Thành phần hóa học chủ yếu của chất váng đó là muối sunphat sắt - FeSO4, sunphat nhôm - AL2(SO4)3 và Ion H+.
Câu 9. Nguyên nhân gây ra đất chua?
a. Do quá trình rửa trôi các kim loại kiềm và kiềm thổ.Do con người bón các loại phân hoá học vào đất.
b. Do quá trình hút dinh dưỡng của cây trồng lấy đi các yếu tố như K+, Ca2+, Mg2+, NH4+, mặt khác nhả ra H+để trao đổi với đất.
c. Do quá trình phân giải chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí tạo ra các axit hữu cơ. Do đá mẹ và mẫu chất chứa các yếu tố như Al, Fe.
d. Có ý khác
Câu 10. Tác hại nào không phải của đất chua?
b. Làm xuất hiện một số yếu tố độc hại cho cây như Al3+; Mn2+; H2S; FeS.
c. Làm cho lân trong đất bị hòa tan nên cây trồng dễ dàng sử dụng.
d. Cây lúa gieo trồng trên đất quá chua (pH < 5.0) sẽ có biểu hiện sinh trưởng phát triển kém, ít đẻ dẫn đến năng suất thấp.
Câu 11. Thông tin kém chính xác về xói mòn đất?
a. Xói mòn là quá trình bào mòn bề mặt mặt đất.
b. Tác nhân gây nên hiện tượng này có thể là do nước hoặc do gió. c. Xói mòn do nước xảy ra ở vùng đất có địa hình bằng.
d. Xói mòn do gió thường xảy ra ở vùng khô hạn và bán khô hạn, trên loại đất có thành phần cơ giới nhẹ.
Câu 12. Thông tin kém chính xác về rửa trôi đất?
a. Rửa trôi là quá trình di chuyển các chất dễ tan, các hạt mịn trong đất di chuyển dần theo chiều thẳng đứng xuống các tầng đất sâu hơn.
b. Quá trình rửa trôi diễn ra âm thầm khó nhận biết, nhưng gây tác hại rất lớn. c. Rửa trôi xảy ra ở tất cả các loại đất, nhưng đối với đất có thành phần cơ giới nặng, gây tác hại trầm trọng nhất.
d. Quá trình rửa trôi xảy ra trên tất cả các loại đất, cả trên đất bằng và đất dốc.
Câu 13. Biện pháp cải tạo đất chua nhanh và hiệu quả nhất là:
a. Thau chua. b. Bón vôi.
c. Kết hợp thau chua và bón vôi. d. Có ý khác.
Câu 14. Thông tin kém chính xác nhất về thau chua?
a. Thau chua là một biện pháp cải tạo đất chua rất thông dụng và dễ thực hiện. b. Bằng cách dẫn nước sạch vào ruộng với mực nước sâu chừng 3 – 5cm, tiến hành cày bừa đất, rồi tháo bỏ ngay phần nước chua ra khỏi ruộng.
c. Thực chất của thau chua là rửa đất bị nhiễm chua bằng nước sạch. d. Để cho nhanh lắng bùn và hiệu quả rửa chua nhanh, khi trục đất người ta rắc vôi bột.
Câu 15. Ở trị số pHKCL là bao nhiêu thì cấp thiết phải bón vôi?
a. pHKCl < 4,3 b. pHKCl = 4,6 - 5,5 c. pHKCl = 5,6 - 6,0 d. pHKCl > 6,1
Câu 16. Ở trị số pHKCL là bao nhiêu thì chưa cần bón vôi?
a. pHKCl < 4,3 b. pHKCl = 4,6 - 5,5 c. pHKCl = 5,6 - 6,0 d. pHKCl > 6,1
Câu 17. Ở trị số pHKCL là bao nhiêu thì cần bón vôi?
a. pHKCl < 4,3 b. pHKCl = 4,6 - 5,5 c. pHKCl = 5,6 - 6,0 d. pHKCl > 6,1
Câu 18. Ở trị số pHKCL là bao nhiêu thì cần bón ít bón vôi?
a. pHKCl < 4,3 b. pHKCl = 4,6 - 5,5 c. pHKCl = 5,6 - 6,0 d. pHKCl > 6,1
Câu 19. Thông tin chính xác nhất về bón vôi cải tạo đất chua?
a. Dựa vào độ no bazơ (V%): Có thể xác định mức độ cần thiết của việc bón vôi như sau:
V < 50% Cần bón vôi. V = 50 - 70% Cần vừa.
V > 70% Chưa cần bón vôi.
b. Dựa vào độ no bazơ (V%): Có thể xác định mức độ cần thiết của việc bón vôi như sau:
V < 50% Chưa cần bón vôi. V = 50 - 70% Cần vừa.
V > 70% Cần bón vôi.
c. Dựa vào độ no bazơ (V%): Có thể xác định mức độ cần thiết của việc bón vôi như sau:
V < 50% Cần bón ít vôi. V = 50 - 70% Cần vừa.
V > 70% Chưa cần bón vôi.
d. Dựa vào độ no bazơ (V%): Có thể xác định mức độ cần thiết của việc bón vôi như sau:
V < 50% Cần bón vôi. V = 50 - 70% Chưa cần bón vôi.
V > 70% Cần vừa
Câu 20. Xác định lượng vôi bón theo độ no bazơ. Nếu V > 70% thì....
a. không cần bón vôi. b. bón dưới 500 kg CaO/ha. c. bón 500 – 1000 kg CaO/ha. d. bón 1000 – 2000 kg CaO/ha.
Câu 21. Xác định lượng vôi bón theo độ no bazơ. Nếu V = 50 - 70% thì....
a. không cần bón vôi. b. bón dưới 500 kg CaO/ha. c. bón 500 – 1000 kg CaO/ha. d. bón 1000 – 2000 kg CaO/ha.
Câu 22. Xác định lượng vôi bón theo độ no bazơ. Nếu V = 40 - 50% thì....
a. không cần bón vôi. b. bón dưới 500 kg CaO/ha. c. bón 500 – 1000 kg CaO/ha. d. bón 1000 – 2000 kg CaO/ha.
Câu 23. Xác định lượng vôi bón theo độ no bazơ. Nếu V = 20 - 40% thì....
a. không cần bón vôi. b. bón dưới 500 kg CaO/ha. c. bón 500 – 1000 kg CaO/ha. d. bón 1000 – 2000 kg CaO/ha. Câu 24. Biện pháp cải tạo đất mặn, phèn có ý nghĩa lâu bền nhất? a. Củng cố vững chắc hệ thống đê ngăn mặn b. Chủđộng sử dụng nguồn nước lũđể rửa phèn, mặn
c. Thường xuyên trước mỗi vụ gieo cấy, kết hợp làm đất ta dùng nước ngọt để rửa bớt phèn mặn.
d. Phơi ải để cải tạo đất phèn mặn.
Câu 25. Nguyên nhân nào là quyết định nhất dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu?
a. Nguyên nhân vềđịa hình
c. Nguyên nhân về phía đá mẹ
d. Nguyên nhân sinh vật và con người
Câu 26. Đặc điểm nào không thuộc vềđất bạc màu?
a. Tầng canh tác mỏng chỉ từ 12 - 14 cm, có màu trắng xám, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha và thịt nhẹ.
b. Kết cấu đất rời rạc, thường bị bí, chặt lắng rẽ nhanh. c. Độ ẩm cây héo cao.
d. Nghèo nàn về tất cả các yếu tố dinh dưỡng, cả dạng tổng số và dễ tiêu.
Câu 27. Biện pháp cải tạo đất bạc màu kém hiệu quả nhất?
a. Cày sâu, bừa kỹ, bón nhiều phân.
b. Tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp với bón vôi.
c. Xây dựng chếđộ canh tác hợp lý, đưa cây họđậu vào thành phần cơ cấu cây trồng nhằm bồi dưỡng đất.
d. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi, tưới nước kịp thời cho cây trồng. 1.2. Bộ câu hỏi dạng tự luận:
Câu hỏi 1: Hãy trình bày khái niệm, tác hại của đất ngập mặn? Nêu các biện pháp xử lí đất mặn?
Câu hỏi 2: Hãy trình bày khái niệm, tác hại của đất chua? Nêu các biện pháp xử lí đất chua?
Câu hỏi 3: Hãy trình bày khái niệm, tác hại của đất bạc màu? Nêu các biện pháp xử lí đất bạc màu
2. Bài tập thực hành:
Bài 1: Hãy xác định xem độ mặn và độ chua ở một khu ruộng chuẩn bị
sản xuất lúa giống. Cho giải pháp cụ thể.
Bài 2: Hãy tính lượng vôi sống để bón cho 2,5 ha đất có thành phần cơ
giới nặng, có tầng canh tác dày 30cm, độ pHKCL đo được là 4,6 – 5,5?
Bài 3: Hãy tính lượng vôi sống để bón cho 2,5 ha đất có thành phần cơ
giới nhẹ, tầng canh tác dày 25cm, độ pHKCLđo được là 3,5 – 4,5?
C. Ghi nhớ
- Các nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa đất trồng lúa nước là chua hóa, phèn mặn hóa và bạc màu.
- Các biện pháp chính để cải tạo đó là thau chua, rửa phèn mặn, bón vôi
đi đôi với phân hữu cơ. Sử dụng tổng hợp các biện pháp canh tác, luân canh cây trồng hợp lí để cải tạo đất.
BÀI 3: VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG, LÀM ĐẤT VÀ BÓN LÓT Mã bài: MĐ01.3
Sau khi chúng ta chọn được khu đất, khắc phục được những yếu tố bất lợi (cải tạo đất) thì các công việc phải làm tiếp theo là: vệ sinh đồng ruộng, làm
đất và bón lót. Để hoàn thành tốt công việc này, người hành nghề cần có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật xử lý tàn dư, làm đất lúa và sử dụng phân bón lót cho lúa trước khi gieo cấy.
Mục tiêu
- Trình bày được thành phần và quá trình biến đổi tàn dư cây trồng ruộng lúa. - Xác định được các đối tượng dịch hại có mặt trên đồng ruộng.
- Trình bày được cơ sở khoa học của việc làm đất, bón lót trước khi gieo cấy lúa giống.
- Thực hiện được các khâu công việc vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón lót theo
đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn cho môi trường trước khi gieo cấy lúa giống.
A. Nội dung
1. Vệ sinh đồng ruộng