C. Ghi nhớ
2. Biện pháp cải tạo đất gieo trồng lúa
1.2.2. Côn trùng
* Rầy nâu
Rầy nâu là đối tượng rất nguy hại cho nghề trồng lúa hiện nay. Chúng không những trích hút nhựa của cây lúa (nhất là giai đoạn lúa sau trổ bông đến chín) làm khô cháy ruộng lúa mà chúng còn là môi giới truyền bệnh xoắn lùn (bệnh virut) hiện nay chưa có thuốc phòng trừ hữu hiệu. Là loại côn trùng có biến thái không hoàn toàn. Chúng có thể tồn tại trên đồng ruộng ở các pha (dạng): ổ trứng, rầy cám, rầy trưởng thành cánh ngắn và cánh dài.
- Ổ trứng rầy nâu:
Hình 6a. Trứng rầy nâu Hình 5. Một số loại cỏ lá rộng a. Cỏ nghể răm b. Cỏ dừa nước c. Cỏ bợ nước c a b
- Rầy cám:
- Rầy cánh ngắn:
- Rầy cánh dài:
* Sâu đục thân
Có 3 loại sâu đục thân lúa: đục thân bướm hai chấm, đục thân năm vạch
đầu nâu và đục thân bướm cú mèo. Trong đó phổ biến và gây hại nhiều nhất là
Hình 6b. Rầy cám
Hình 6c. Rầy trưởng thành cánh ngắn
sâu đục thân bướm hai chấm. Các loại sâu hại này có thể tồn tại trên các tàn dư ở các pha bướm, trứng, sâu non và nhộng.
Trưởng thành đẻ trứng thành ổ dưới phiến lá, sâu non phá hại đỉnh sinh trưởng gây nõn héo và bông bạc. Đặc biệt là nhộng của chúng thường ở ngay trong gốc rạ, gốc cỏ dại.
* Sâu cuốn lá
Sâu cuốn lá cũng là đối tượng gây hại lúa rất nguy hiểm. Có hại loại là sâu cuốn lá nhỏ và sâu cuốn lá lớn. Chúng có đặc điểm giống nhau là đẻ trứng từng quả ở chóp lá, sâu non cuộn lá lúa thành cái tổ và gây hại bộ lá lúa. Điểm khác biệt cơ bản là kích thước sâu và cách gây hại. Cuốn lá lớn ăn cụt lá, cuốn lá nhỏ chỉ ăn phần thịt lá nên ta nhìn thấy màu trắng của gân lá còn lại trên phiến lá lúa. Nếu cây lúa bị sâu ăn mất lá đòng thì bông lúa sẽ nhiều hạt lép lửng. Loài sâu này cũng tồn tại trên tàn dư cây trồng, trên đồng ruộng ở cả 4 pha.
Hình 7. Một số hình ảnh về sâu đục thân lúa hai chấm
Ngoài các đối tượng kể trên thì còn rất nhiều loài khác có mặt trên các tàn dư, đồng ruộng như bọ trĩ, châu chấu, bọ xít...cũng gây hại cho lúa. Tùy theo điều kiện sinh thái khác nhau mà chúng có thể gây thành dịch hại lúa.